In bài này

Giải pháp chữa bệnh tốt nhất: Gốc hay ngọn? - LY. Nguyễn Đăng Xiêng

Giải pháp chữa bệnh tốt nhất: Gốc hay ngọn? - LY. Nguyễn Đăng Xiêng (P2)

Bệnh SIDA/AIDS/HIV

Riêng bệnh SIDA/AIDS/HIV, tôi không đồng quan điểm với những nhà y học hiện nay khi họ cho là do virus tấn công vào hệ miễn nhiễm mà gây ra bệnh.

Nguyễn Đăng Xiêng Diện Chẩn

Những khả năm lây truyền virus SIDA được phổ biến hiện nay (như truyền máu, hút, chích xí ke, mại dâm, lăng nhăng tình dục,) tôi ghi nhận như là những nguyên nhân làm sụt giảm đề kháng trong ngvời, tạo môi trường thức ăn béo bở cho các loài virus. Còn bản thân virus SIDA tôi cho là cái ngọn mà ta phát hiện thấy khi các gốc phát sinh là cơ quan miễn nhiễm của người đã bị suy yếu.

Thật không có gì khó hiểu khi ta đặt lại vấn đề. Nếu thân ta chưa chết hoàn toàn thì không bao giờ bị các loài vi sinh, virus ký sinh ngay trong cơ thể ta và bên ngoài xâm phạm, làm phân huỷ, gây thối rữa. Tương tự, nếu như một bộ phận nào đó trong chúng ta không bị suy yếu, hay bị hư trước thì không có con vi trùng hay siêu vi trùng nào có thể đến khu trú gây ung, u, viêm nhiễm hay dịch bệnh được. Giả thử cơ quan miễn nhiễm của con người không bị huỷ hoại trước đó thì liệu virus SIDA có thể tấn công được không?

Chính vì lẽ đó tôi không ngại là quá sớm khi quả quyết rằng việc cố công tìm kiếm phương thuốc chữa bệnh SIDA là hoàn toàn vô nghĩa tựa thể vận công giáng những cú đấm công phu vào trong không khí và uốn mồm huýt gió trong cơn bão ngoài biển khởi. Virus SIDA sớm muộn gì cũng bị con người tìm ra thuốc chữa như những loại vi trùng khác, nhưng hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể có được phục hồi hay không? Đó mới thực sự là mục tiêu cần nghiên cứu và đạt được. Câu trả lời không thể hay có thể và nếu có thể, thì bằng cách nào, tôi xin nhường lại cho những người hiện đang tin tưởng và nhiệt tâm theo đuổi phương pháp Diện Chẩn của Thầy Bùi Quốc Châu nói riêng và những phương pháp có liên quan đến huyệt học nói chúng.

Chọn giải pháp xử lý chữa bệnh tốt nhất chọn gốc hay ngọn:

Về nguyên tắc, ai cũng biết:
Giết rắn phải giết đằng đầu,
Bắt trăn phải bấu đằng đuôi
Ai muốn xuôi, làm ngược lại

Vận dụng kinh nghiệm này, khi chữa bệnh ta phải tìm chữa lấy nguyên nhân hay căn gốc. Luận trị đúng căn gốc, bệnh sẽ khỏi nhanh, cả người chữa bệnh và người bệnh đều khộng bị vô lý hao phí tiền của, sức lực, thời gian và tuổi thọ.

Con người sống và hoạt động được là nhờ vào một hệ thống điện năng tinh vi. Nếu trên hệ thống này có một điểm nào đó bị chạm chập, toàn cơ thể sẽ phát sốt, hoạt động yếu ớt và sinh ra những điểm ung, những khối u, viêm nhiễm cấp tại những vùng xung yếu. Nếu ta chỉ dùng thuốc để giảm sốt, kết hợp với phẩu thuật, cắt bỏ, vệ sinh khối u, ung mà không tìm xử lý điểm chập thì có khác gì cách xử lý của anh lính cứu hoả trước những sự cố cháy nổ do lưới điện quốc gia bị chạm mát gây ra.

Tuy nhiên, có những trường hợp ta phải chữa ngọn, tức triệu chứng trước, sau đó mới chữa đến gốc sau. Ví dụ như khi gặp một người bị ngất xỉu, việc trước tiên của người thầy thuốc là phải làm cho bệnh nhân hồi tĩnh, rồi mới khám tìm nguồn gốc gây xỉu mà chữa sau.

Và có những trường hợp ta phải chữa cùng lúc gốc lẫn ngọn, không được hoãn hay cấp cái nào. Ví dụ, khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng, phát sốt cao, bệnh nhân hôn mê và nói nhảm. Nếu ta chỉ tập trung dùng kháng sinh xử lý vi trùng và tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng mà không chú ý đến việc tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng mà không chú ý đến việc đồng thời làm hạ bớt cơn sốt cao, thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị xuất huyết não hoặc tai biến trong não, rất dễ dẫn đến tử vong và bại liệt toàn than hoặc bán than. Chữa chứng cao huyết áp sai lầm cũng sẽ gặp phải những biến chứng tương tự.

Nói chung cái nào gây nguy cấp cho bệnh nhân, ta chữa cái đó trước. Không nắm vững nguyên tắc này, nhất định tai họa sẽ đến với bệnh nhân, người thầy thuốc sẽ phạm phải sai lầm.

Là những lương y như từ mẫu, chúng ta có ý kiến gì khi thấy những em bé và cả những bệnh nhân người lớn nữa bị cắt bỏ amygdale và đốt đi những cục thịt thừa trong mũi, họng cốt để cho dễ thở hơn? Bệnh nhân nhất thời có dễ thở hơn, nhưng những chứng bệnh đường hô hấp có được chữa tận căn gốc không?

Tại sao khí quản, và đường kính lỗ mũi của những bệnh nhân này luôn có khuynh hướng khép chặt lại gây khó thở? Có ai lưu ý và thắc mắc tại sao cục thịt thừa này bị cắt đi thì cục thịt thừa khác trong mũi nhanh chóng mọc lên thay thế? Tại sao không ai dám nghĩ rằng đấy là những phản ứng lành, cần thiết và tất yếu của cơ thể nhằm hạn chế những luồng không khí bị ô nhiễm khói bụi, khí độc hại từ bên ngoài vào để bảo vệ những tạng phủ đang bị suy yếu bên trong!

Liệu sẵn dao, sắn kéo, sẵn dụng cụ tinh xảo, cứ cắt, đốt đục, đẽo, nhổ bỏ mãi xương thịt của con người như thế có phải là giải pháp khoa học, duy nhất đúng không? Làm như vậy có khác chi muốn bịt nước mạch mà đi bịt chỗ ngọn nước chảy ra, làm sao ngăn nước được?

Trong khí đó, chúng ta không dùng thuốc thông khí quản, dao cắt hay resistant đốt bỏ thịt thừa trong mũi, mà chỉ gỏ, điểm huyệt trong một vài phút, một vài lần, những căn bệnh trong các tạng phủ biến mất, khí quản tự động dãn ra, những khối thịt chèn vách ngăn mũi cũng biến mất theo. Bênh nhân hoàn toàn không phải lo sợ, đau đớn, tốn kém thời gian, tiền bạc. Chữa khỏi bệnh như vậy có được xem và chấp nhận là một giải pháp chữa bệnh khoa học hơn không?

Răng đau, hàm chảy máu hay bị viêm mủ, tại sao nhất thiết phải nhổ bỏ răng? Nhổ hết, lấy gì nhai, còn gì làm? Cái răng, cái tóc là gốc con người, công tạo hóa sinh ra, sao ta không gìn giữ? Khuynh hướng hiện nay, khi bị ê, đau răng, bệnh nhân chì có một suy nghĩ duy nhất là tìm đến nha sĩ. Không chữa được bằng thuốc tây, nha sĩ bảo phải nhổ răng mới cứu được hàm. Không ít trường hợp, răng bị nhổ hết răng thì mới cứ được hàm. Không ít trường hợp, răng bị nhổ hết, tốn tiền công, tiền thuốc để hàm vẫn tiếp tục bị ung mủ, sưng đau ăn uống khó khăn. Nếu dùng những bài thuốc ngàn năm trong dân gian hay những bài huyệt còn nóng hổi của Thầy Bùi Quốc Châu, răng hàm được bảo vệ nguyên vẹn, có gì phản khoa học hay bất lợi chăng?

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải mạnh dạn tuyên bố bổ sung cho ngành y, trước hết là của chính đất nước ta, giải pháp thay thế để trị liệu hữu hiệu hơn những chứng bệnh nhì nhằng đã được chữa thử nghiệm bằng phương pháp Diện Chẩn có kết quả tốt trong những năm qua. Nếu chần chừ, nhiều bệnh nhân mắc những chứng bệnh nan y và cả những chứng thong thường hiện nay sẽ tiếp tục bị vô vọng hoặc bị chữa trị sai lầm, gánh lấy những tai họa đáng tiếc. thêm một bệnh bị chữa sai lầm là them một tội với đồng bào, đồng loại trong đó có phần của cả chúng ta nữa.

Trong thực tế, nếu người chữa bệnh không được đào tạo đa khoa, không chú trọng phương pháp luận trị toàn diện và không trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế, thì việc luận tìm và xác định gốc ngọn của những bệnh biến lạ, phức tạp không phải đơn giản. Đây là lổ hổng truyền kiếp trong cuộc đời của những người hành nghề y dược, không biết đến bao giờ mới vá lấp được.

Nhưng may mắn thay, nhờ phương pháp Diện Chẩn của Thầy Bùi Quốc Châu, nỗi niềm băn khoăn vì lỗ hổng nói trên được san lấp một cách nhẹ nhàng và kỳ diệu. Trước con bệnh, học viên hay những lương y sinh hoạt với Thầy không cần phải lo lắng nghĩ suy, luận tìm gốc hay ngọn, căn hay chứng, mà vẫn có thể chữa hết tận căn, tận gốc, có khi trong nháy mắt, những bệnh nặng, mãn tính tái đi tái lại đã được chữa trị nhiều năm tháng, tốn kém nhiều tiền của bằng những phương pháp khác không khỏi.

Không có chân lý nào tuyệt đối đúng trong tất cả mọi trường hợp. Cũng không có thang thuốc, loại thuốc nào thích ứng với mọi người bệnh, ở mọi lúc, mọi nơi. Cùng một triệu chứng bệnh như nhau, nhưng thuốc cho người này khác, cho người kia khác.

Cùng một bệnh, tái hiện trên cùng một người nhưng lúc thì trị bằng toa thuốc này, lúc khác lại phải bằng toa thuốc khác. KHông toa thuốc nào giống toa thuốc nào. Điều này giải thích lý do tại sao trong thời gian chữa bệnh thực nghiệm bằng phương pháp Diện Chẩn vừa qua, có người được chữa khỏi ngay, có người chỉ giảm hoặc không hết bệnh. Chính vì vậy, ta không lấy làm lạ khi người thầy thuốc phải xem bệnh trạng cụ thể của từng người, trong từng trường hợp mới có thể cho ra một toa thuốc hiệu nghiệm.

Để có những toa thuốc, bài huyệt hay lời khuyên bệnh nhân thích hợp, ta nên lưu ý đến những yếu tố có thể gây ra hoặc có ảnh hưởng nhất định đến bệnh tật và kết quả điều trị sau đây:
Mùa tiết trong năm
Vị trí địa lý
Tập quán sở thích, chức nghiệp, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
Trạng thái tâm lý lúc chữa bệnh
Quan hệ gia đình, bố mẹ, con cái.
Đã chữa trị bằng phương pháp, bài thuốc, bài huyệt gì
Thời gian nào bắt đầu bị bệnh lần 1, tái phát lần 2, lần 3.

Lời kết:

Trên đây chỉ là những nhận định và kinh nghiệm cá nhân về cách luận tìm và xác định nguồn gốc, ngọn ngành của một số bệnh điển hình, có thể chưa đúng, có thể sai. Hoài nghi điểm nào, đề nghị các cô chú, anh chị cứ áp dụng thử điểm ấy, xem kết quả thế nào. Lúc khác, chúng ta sẽ trao đổi tiếp về vấn đề này.

Vì nhận thức và thời gian có hạn, nội dung trao đổi chưa được phong phú, trình bày lại thô thiển, thiếu mạch lạc, nên nhất định còn nhiều điều thiếu sót. Kính mong quí vị tiền bối có nhiều kinh nghiệm hơn, uốn nắn, bổ khuyết, thông cảm mà châm chước cho.

Nguyễn Đăng Xiêng
Trích sách KỶ YẾU 20 NĂM DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
(dienchan.com)