In bài này

Giải pháp chữa bệnh tốt nhất: Gốc hay ngọn?

Gần hai thập kỷ qua, tôi nhận thấy phương pháp Diện Chẩn do Thầy bùi Quốc Châu chủ tác (rất đơn giản, dễ học, dễ làm, tiện ích trong mọi tình huống những đã tự thể hiện được tính ưu việt của nó không những ở nhiều nơi trong nước mà còn rải rác ở hầu hết các châu lục trên thế giới)

Lương y Nguyễn Đăng Xiêng

Kính thưa Thầy Châu
Kính thưa quí vị quan khách
Và các cô chú, anh chị đang quan tâm theo học Diện Chẩn liệu pháp.

Để tìm một đáp số của một bài toán đố, ta có thể vận dụng nhiều phương pháp giải khác nhau, nhưng trong số đó nhất định phải có một phương pháp tối ưu kèm theo một lời giải tối ưu. Trong lĩnh vực phòng chống bệnh tật cũng vậy, tuy hiện nay trên thế giới, nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, đã có nhiều phương pháp và y cụ tối tân nhưng không phải lúc nào cũng gặt hái được hiệu quả như mong muốn: chữa chưa khỏi bệnh này, bệnh khác đã phát sinh vì phản ứng phụ của thuốc.

Bệnh chỉ giảm hoặc tạm nghe khỏi trong thời gian ngắn có thuốc, rồi sau đó lại trái phát với mức độ ngày càng nặng hơn vì chưa tiêu trừ được gốc bệnh. Có những trường hợp phẩu thuật một hoặc nhiều lần để cho bệnh nhân ngày càng suy yếu dần rồi ra đi.

Gần hai thập kỷ qua, tôi nhận thấy phương pháp Diện Chẩn do Thầy bùi Quốc Châu chủ tác (rất đơn giản, dễ học, dễ làm, tiện ích trong mọi tình huống những đã tự thể hiện được tính ưu việt của nó không những ở nhiều nơi trong nước mà còn rải rác ở hầu hết các châu lục trên thế giới) là phương pháp phòng chống nhiều loại bệnh biến phức tạp, không cần dùng thuốc, không cần y cụ tối tân hay phẩu thuật cầu kỳ mà hiệu suất cao, tuyệt đối an toàn, không lo có phản ứng phụ, lại có nhiều lợi điểm nhất cho cả bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về thời gian, tiền của, tâm tư tuổi thọ, thẩm mỹ…

Trong y thuật, phương pháp tốt là một yếu tố cần nhưng chưa đủ để quyết định kết quả điều trị. Khi tiếp cận bệnh nhân mà ta không xác định được bệnh tình, gốc, ngọn như thế nào để cắt thuốc, chọn huyệt, phù hợp thì xem như ta có đường hướng chiến lược đúng đắn nhưng không có chiến thuật tinh xảo, đánh không đúng mục tiêu, thậm chí lấy quan ta đánh quân mình, vô tình nối giáo cho gặc, dẫn đến thương vong.

Do đó dù chọn phương pháp chữa bệnh nào, trước hết ta phải có những luận đình càng chuẩn xác càng tốt về gốc và ngọn của con bệnh, kế đến là tình trạng sức khoẻ của bnệh nhân, để làm cơ sở cho việc quyết định nên chọn bài huyệt, bài thuốc nào, nhằm chữa gốc hay ngọn trước hay cả gốc lẫn ngọn song song?

Nhân buổi họp mặt chúc mừng Thầy Bùi Quốc Châu được nước ngoài phong tặng bằng cấp và danh hiệu GSTSKH danh dự hôm nay, tôi xin mạo muội trao đổi cùng quí đồng nghiệp sự hiểu biết hạn hẹp của một người hành nghề y không chuyên về hai khái niệm gốc và ngọn trong xã hội tự nhiên và trong một số trường hợp bệnh lý thường gặp. Nếu có gì lệch lạc, kính mong Thầy Châu, quý vị quan khách và quí bằng hữu uốn nắn hoặc bỏ qua cho.
Phân biệt Gốc - Ngọn:

Theo tôi, người thầy thuốc giỏi không phải là người thầy thuốc chỉ có nhiều loại thuốc đắc tiền, nhiều bài thuốc hay, phương pháp chữa bệnh tốt, hay dụng cụ chữa bệnh tân kỳ, mà phải là người phân biệt được nguồn gốc gây bệnh (bản chất khởi phát) với những triệu chứng phức tạp của nó, và có khả năng chữa trị đạt hiệu quả nhanh nhất, ít đau đớn hay dễ chịu nhất, ít tốn kém nhất và hầu như không có hiện tượng tái phát.

Trước khi trao đổi với nhau về gốc, ngọn của những triệu chứng bệnh lý, chúng ta nên thống nhất về khái niệm này trong thực tế đời sống tự nhiên, xã hội.
Một số ví dụ về khái niệm gốc, ngọn trong tự nhiên, xã hội:

Lưới điên quốc gia: khi có một điểm bị chạm chập, nếu nhẹ thì toàn bộ lưới điện chỉ bị sụt áp, nếu nặng hơn sẽ đồng thời xảy ra những hiện tượng cháy, nổ khắp nơi. Những nhà chuyên môn phải nhanh chóng tìm ra những điểm chạm chập để phục hồi điện áp, chấm dứt các sự cố, chứ không phải chỉ luây hoây lo chữa cháy, nổ. Trong trường hợp này, điểm chập là điểm phát sinh, là nguồn gốc làm điện áp bị tụt, và những điểm điện trở cao, bị quá tải trên các hệ thống đường dây bị cháy nổ chỉ là hệ quả, là ngọn.

Nguồn suối: Suối có thượng nguồn và hạ nguồn. Thượng nguồn là gốc, hạ nguồn là ngọn. Khi thượng nguồn bị cản trở vì lý do nào đó thì tất cả những điểm bên dưới hạ nguồn đều bị khô kiệt nước, những sinh vật cần nước đều bị khô héo và chết dần.

Giải pháp tối ưu và đúng nhất để cứu sinh những vật thể trên dòng suối là khai thông thượng nguồn chứ không phải mang nước từ những nơi khác đến.

Mạch nước: không giống như dòng nước bình thường, có đầu nguồn, hạ nguồn rõ ràng, do đó, mạch nuớc chảy ngầm rất khó bịt. Bịt chỗ này sẽ chảy sang chỗ khác chảy tràn lan, càng lúc càng nhiều. Tuy nhiên, nếu biết được đầu mạch, ta có thể dễ dàng ngăn được nước.

Vòi nước: Khi thấy sân chủ nhà bị lầy bầy, những người khách ở dưới quê đến chơi, bèn mỗi người thực hiện một cách, rất tích cực, cốt để làm khô ráo sân khi chủ đi vằng nhà. Người thì dùng vải lau thấm nước, vắt đi, người thì quét, ngừơi thì soi lổ nền sân cho nước rút. Những kết cục sân nhà nát bét ra mà không làm sao khô ráo được, chỉ vì tất cả những người khách này chỉ giải quyết hiện tượng nước làm ướt bẩy sân chứ họ không biết tìm, khoá cái vòi nước tưới hoa chôn âm dưới đất, là nguồn gốc phát sinh ra sự ướt bẩy đấy.

Khái niệm gốc, ngọn trong một số trường hợp bệnh lý:
Thống phong/ viêm đa khớp được dịch ra tiếng nước ngoài là GOUT:
Đối với y học hiện đại, chứng thống phong hiện vẫn còn là một chứng bệnh vô căn, mãn tính, không thể chứa dứt được căn gốc, mà chỉ có thể làm giảm những cơn đau khớp và khống chế những biến chứng bất lợi, như giảm men gan, giảm axid uric trong máu và giảm sốt thôi.

Theo tôi, khi cơ thể bị đau, nhất định do một nguyên nhân nào đó, lập tức não bộ chỉ đạo sản xuất ra acid uric để giảm đau và tăng men gan lên để cho tạm dừng chức năng tiêu hoá, khiến không thèm ăn, không đưa thêm thức an vào, tập trung năng lượng chống đau. Nếu ta dùng hoá chất để trung hoà acid uric và giảm nen gan là vô tình làm hại chức năng chống đỡ tự nhiên của cơ thể giống như khi đất nước bị ngoại xâm mà quân ta lại giải giới quân mình.

Một, rồi nhiều khớp phát đau, sưng đỏ tấy lên. Cơ thể không chịu nỗi, phát sốt cao như thể dây điện nóng lên khi bị quá tải. Như những người lính cứu hoả, lấy lửa là dùng mọi phương tiện sẵn có để dập tắt, bác sĩ khi thấy sốt, đau nhiều, thì dùng ngay những loại thuốc an thần, giảm đau, giảm sốt.
Khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc và kéo dài (vì bệnh thống phong rất dai dẳng), dạ dày bị sung huyết, lỡ loét, hoặc xuất huyết. Chức năng gan, thận, khả năng làm việc của tim phổi cũng bị suy kém đi ngày càng nghiêm trọng hơn. Có một điều hết sưc` tai hại cho bệnh nhân là trong quá trình điều trị bằng thuốc, căn gốc không hề được giải quyết nhưng bệnh nhân có thể nhất thời cảm thấy giảm đau và nhất là khi thấy sốt đã được cắt cơn thì cứ tin là bệnh của mình đang khỏi dần.
Thực ra, căn bệnh chẳng những chưa bị tiêu trừ mà trái lại còn được thuốc giúp sức nên ngấm ngầm phát triển và mở rộng diễn lấn chiếm ngày càng táo tợn hơn, biểu hiện ở chỗ: các khớp ngón tay, cổ tay, cẳng tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, gối, chỏ, vai, cổ, đều lần lượt bị biến dạng vì bị vôi hóa, sụn hoá. Chu kỳ tái phát ngày càng ngắn lại, với mức độ bệnh lần sau luôn tăng nặng hơn những lần trước. Đến một ngày nào đó vì không chịu nỗi nữa, cơ thể phải ngừng hoạt động. Lúc ấy, cả thầy thuốc và bệnh nhân đều nghĩ oan cho cơ thể rằng: tại cơ thể bênh nhiều quá không còn thuốc chữa!

Nếu chữa đúng gốc bằng những bài huyệt đơn giản theo phương pháp Diện Chẩn của Thầy Bùi Quốc Châu tất cả những triệu chứng bệnh phức tạp nói trên đều biến mất, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường trong không quá 3 liệu trình, mỗi liệu trình 3 lần, mỗi lần 1-2 phút, tổng cộng thời gian chữa không quá 20 phút. Đặc biệt là chứng đau nhức, bỏ ăn, mất ngủ dai dẳng ngoan ngoãn biến mất ngay trong những lần chữa đầu.

Chứng cao huyết áp: Không phải là một bệnh độc lập, mà chỉ là một triệu chứng kéo theo một căn bệnh nào đó. Huyết áp chỉ là ngọn, căn bệnh mới là gốc. Do đó, phải truy tìm căn nguyên của bệnh và chữa bằng những bài huyệt của Thầy Châu, chứng cao huyết áp sẽ tự động biến mất. Cao huyết áp có thể do: + Suy/ thiểu năng thận, tim. + Cholesterone trong máu cao, làm hẹp các mạch máu. + trong người đang bị một chứng bệnh nào đó. + Suy nhược cơ thể do kém ăn, thiếu ngủ. + Suy/ khiếm khuyết dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng, ăn chai, ăn nhiều những thức khó tiêu. + Hoặc suy nghĩ quá căng thẳng, não phải làm nhiều, tim phải đập mạnh hơn bình thường để cung cấp đủ máu cho não.

Mề đai và những chứng bệnh ngoài da: mề đai là một trong những triệu chứng bệnh ngoài da. Cũng như những chứng bệnh ngoài da khác, người bị nổi mề đai có thể do một trong những nguyên nhân:+ Phản ứng của gan đối với những thức ăn uống không thích hợp. + Dị ứng do những tác tố bên ngoài kích thích trực tiếp trên da, đặc biệt là da đầu, mặt, như các loại sà phòng, hoá mỹ phẩm. + CHức năng bài tiết của thận yếu, không loại thải được những chất cặn bả thoát ra khỏi da. + Chức năng hô hấp của phổi bị giảm, không cung cấp đủ oxy để dinh dưỡng da. Bôi thuốc, chích, uống thuốc cầu kỳ như những giải pháp phổ biến hiện nay chỉ để giải quyết những mẩn ngứa, vết lỡ loét ngoài da nói chung, sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, nếu có thì cũng rất ít, mà hậu quả thì có khi nhiều hơn do phản ứng phụ của các loại thuốc kháng viêm, an thần, gây ra. Tắm gọi nhiều nước, thật sạch và dùng những bài huyệt thích hợp để chữa đúng căn gốc, mề đai hoặc nhiều chứng bệnh ngoài da khác sẽ biến mất.

Đau các khớp bàn chân, gót chân và bàn tay: Do thiếu máu cơ tim, nặng hơn có thể do thiếu máu não vì những chứng của tim. Nếu không xác định được nguyên nhân thì chỉ có thể làm giảm được chút ít cơn đau, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn những chứng trạng này.

Nguyễn Đăng Xiêng
Trích sách KỶ YẾU 20 NĂM DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
(dienchan.com)