Khai giảng Khí Công Y Đạo

Khóa học mới 09/03/2016

In bài này

Đạt Ma Dịch Cân Kinh -04- Những Phản Ứng Khi Luyện Tập Dịch Cân Kinh

Tác giả: Bs.Lê Quốc Khánh
Nguồn: Trích Báo Người Việt

Những Phản Ứng Khi Luyện Tập Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bịnh, không nên lo nghĩ. Sau đây là 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng khác không kể ra hết được. 


 

 

 

1) Ðau buốt,

18) Ðầu nặng,

2) Tê dại,

19) Hơi thở nhiều, thở dốc,

3) Lạnh,

20) Nấc,

4) Nóng,

21) Trung tiện,

5) Ðầy hơi,

22) Gót chân nhức như mưng mũ,

6) Sưng,

23) Cáu trắng dưới lưỡi,

7) Ngứa,

24) Ðau mỏi toàn thân,

8) Ứa nước giải,

25) Da cứng, da chân chai rụng đi,

9) Ra mồ hôi,

26) Sắc mặt biến đi,

10) Cảm giác như kiến bò,

27) Huyết áp biến đổi,

11) Giật gân, Giật thịt ,

28) Ðại tiện ra máu,

12) Ðầu khớp xương có tiếng kêu lụp cụp,

29) Tiểu tiện nhiều,

13) Cảm giác máu chảy dồn dập,

30) Nôn mửa, ho,

14) Lông tóc dựng đứng,

31) Bịnh từ trong da thịt bài tiết ra,

15) Âm nang to lên,

32) Trên đỉnh đầu mọc mụt,

16) Lưng đau,

33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân,

17) Máy mắt, mi giật,

34) Chảy máu cam.

 

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bịnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh ra  các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng.. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

 Luyện tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau :

-         Nội trung : Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

-         Tứ trưởng tố : Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

-         Ngũ tam phát : Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Ðó là Bách Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu, Gio cung : huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ.

-         Lục phủ minh : Ðó là ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.