In bài này

NSND Minh Gái và chuyện suýt không thể lên bục nhận danh hiệu cao quý (Kỳ 14)

 Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa

 Hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật tuồng, NSND Minh Gái đã trải qua rất nhiều kỷ niệm vui buồn. Một kỷ niệm đặc biệt của nghệ sỹ Minh Gái là ngay trước khi được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, nghệ sỹ Minh Gái bất ngờ bị đau ghê gớm ở thắt lưng. Không thể đứng dậy, thậm chí tự mặc quần áo được, vậy làm sao có thể lên bục nhận vinh dự này? Điều đó đã khiến chị trăn trở nhiều đêm.

Duyên nợ với nghệ thuật tuồng

 - Thưa chị, con đường đưa chị đến với nghê thuật tuồng là như thế nào?

- NSND Minh Gái: Tôi theo nghệ thuật từ năm 16 tuổi, tính đến nay cũng là hơn 30 năm rồi. Nguyên do mà tôi gắn bó với tuồng cũng rất kỳ lạ. Sự thật là gia đình tôi không có ai theo nghiệp nghệ thuật cả. Quê tôi – xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội – là vùng đất nông nghiệp thuần túy. Đáng nhẽ tôi cũng sẽ trở thành một nông dân bình thường nếu như không quá đam mê với các loại nghệ thuật truyền thống từ hồi bé tý. Tôi nhớ, ở đầu làng tôi có một bụi tre già,  hàng ngày mọi người đi làm đồng về thường tụ tập ở đó để nghỉ nghơi. Tôi đứng ở chỗ các bà, các mẹ đang nghỉ ở đó, hát cho họ những bài chèo hay trống quân. Mọi người rất thích và dường như tan biến cảm giác mệt mỏi.

Sau đó, tôi được các bác, các chú làm văn hóa ở xã đưa đi tham dự các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Họ cứ đặt tôi lên ghi đông xe đạp, chở đi tham gia hết cuộc thi này đến cuộc thi khác. Và, có cuộc thi tôi đã đoạt giải vàng. Niềm đam mê nghệ thuật cứ như thế lớn dần trong tôi. Đến năm 16 tuổi, tôi thi tuyển vào Nhà hát Tuồng Việt Nam và công tác ở đó từ bấy tới nay.

- Được biết hiện tại, chị đang là trưởng đoàn biểu diễn 1 của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Điều tâm đắc nhất của chị trong thời gian hơn 30 năm gắn bó với môn nghệ thuật này là gì?

- Nhờ lộc tổ, nhờ sự nâng đỡ của các bậc tiền bối, tôi đã gắn bó với khấu tuồng trong thời gian dài và gặt hái không ít thành công. Tôi đã đóng vai chính trong nhiều vở như “Huyền Trân công chúa”, “Đô đốc Bùi Thị Xuân”, “Không còn đường nào khác”- khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương- tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. Chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của tuồng. Lực lượng chính nghĩa, trong những tình huống gian khổ, hiểm nguy, đã chiến đấu vô cùng dũng cảm với một tín niệm sắt đá,thủy chung, với một khát vọng lớn. Họ chiến đấu cho một lý tưởng tuyệt đối và bằng một lòng trung thành vô hạn. Cuộc chiến đấu của họ đã diễn ra đầy khí thế hào hùng, gây xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ. Có thể nói, tuồng là sân khấu của những người anh hùng. Trong những hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột bạo liệt bi ai, các nhân vật chính diện của tuồng đã vươn lên, thoát khỏi sự chế ngự của hoàn cảnh, hành động một cách dũng cảm, anh hùng, trở thành một tấm gương, một bài học cho đời người ngưỡng mộ, noi theo. Với những kinh nghiệm như thế, tôi thấy rằng tuồng thực sự là môn nghệ thuật độc đáo, đặc sắc và thấm đẫm tính văn hóa của người Việt Nam. Tôi tự hào vì đã góp phần nào đó để phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Khỏi bệnh nhờ “bàn tay tiên”

- Thưa chị, trong việc luyện tập và biểu diễn, nghệ sỹ tuồng có khó khăn gì đặc thù so với các môn nghệ thuật khác?

- Tập tuồng rất là vất vả, vừa múa, vừa hát, vừa phải đánh võ. Thêm nữa, trước mỗi buổi tập hay buổi diễn, nghệ sỹ phải đeo lên mình bộ áo giáp nặng nề để thực hiện các động tác võ thuật, bay đỡ. Trầy trật chân tay là chuyện bình thường. Đặc biệt, là phụ nữ như tôi càng mệt hơn. Cho đến tuổi này, tôi vẫn đang tập luyện và biểu diễn thường xuyên. Chính vì thế, chấn thương là điều khó tránh được.

- Quá trình tập luyện và biểu diễn gian nan như vậy hẳn sẽ ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của chị?

- Ảnh hưởng nhiều chứ. Ngoài những chấn thương như trật mắt cá hay trầy xước chân tay, tôi còn bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Riêng về cái bệnh thoát vị đĩa đệm này, tôi cũng có kỷ niệm rất là đáng nhớ. Hồi ấy là khoảng đầu năm 2012. Tôi mới nhận tin vui rằng sẽ được trao danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân và cuối tháng 3. Đây là niềm vinh dự rất lớn đối với bất kỳ nghệ sỹ nào. Bản thân tôi cũng rất hồi hộp, mong chờ. Thế mà, chỉ vài ngày trước khi nhận danh hiệu, tôi bị đau lưng ghê gớm. Nói chung là đau ở phần thắt lưng, không thể đứng dậy được, ngồi dậy cũng không thể được. Đó là hậu quả của việc mình tập luyện nhiều, quá sức. Tôi đi chiếu chụp, thì bác sỹ bảo là thoát vị đĩa đệm, phải điều trị bằng thuốc trong khoảng thời gian dài.

Thôi chết rồi, ngày trọng đại sắp đến, mà tôi không đứng được trên sân khấu thì làm sao mà nhận danh hiệu? Tôi trăn trở lắm. Càng trăn trở lại càng đau. Đến mức không thể ngồi được luôn. Ví dụ, khi ngủ dậy muốn xuống giường là tôi phải đặt hai chân xuống trước, rồi lần xuống như đứa trẻ vậy. Không thể tự mặc quần áo đước-phải nhờ chồng giúp. Với lại cứ có ai trêu gì để mình cười là đau ở lưng. Nên cười cũng không dám cười. Khổ lắm.

- Như vậy, chi không thể đến dự lễ trao danh hiệu NSND?

- Không đến làm sao được? Đấy là vinh dự cả đời của người nghệ sỹ, không thể bỏ lỡ được. Tôi rất bối rối, không biết làm thế nào. Rất may, chồng tôi lại nghĩ đến bác sỹ Nguyễn Đắc Thảo, người đã chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cho anh ấy mấy năm trước. Tình thế lúc ấy gấp lắm rồi nên tôi quyết định thử xem bác sỹ Thảo có giúp gì được hay không. Tôi đến gặp bác sỹ Thảo, trình bày hoàn cảnh của mình như thế. Bác sỹ bảo: “Chị cứ yên tâm, em sẽ chữa để chi đứng được trên bục nhận danh hiệu”.

Hôm ấy, bác sỹ sử dụng Phương pháp Diện chẩn bấm huyệt cho tôi ba lần. Lần đầu không thấy gì. Lần thứ hai bớt hơn, những vẫn còn gợn gợn. Lần thứ ba thì hết đau hẳn. Tôi bảo: Ô, cứ như thuốc tiên ấy nhỉ! Qủa như  lời hứa của bác sỹ, hôm trao danh hiệu ở Nhà hát lớn, tôi đến tham dự bình thường, sau đó còn đi liên hoan với bạn bè, đồng nghiệp.

Tất nhiên, không phải là bệnh của tôi đã khỏi hẳn sau 3 lần điều trị bằng Diện Chẩn. Sau ngày nhận danh hiệu, tôi lại đến gặp bác sỹ thảo để được điều trị tiếp. Mỗi ngày 2 lần, đều đặn trong gần nửa tháng thì bệnh của tôi không có dấu hiệu gì nữa.

- Chị đánh giá phương pháp Diện Chẩn như thế nào?

- Trong quá trình điều trị, mấy lần tôi đã nói với bác sỹ Thảo là cho tôi dùng thuốc hỗ trợ để dứt bệnh. Nhưng, bác sỹ bảo: “Chị cứ tin ở em, em sẽ chữa bệnh cho chị mà không dùng thuốc”. Tôi có niềm tin ở bác sỹ-vì bác sỹ đã giúp tôi đứng được bình thường để nhận danh hiệu NSND. Quả thật, bác sỹ đã chữa được cho tôi. Từ đây, tôi rút ra là bệnh nhân phải có niềm tin với phương pháp Diện Chẩn thì quá trình điều trị mới hiệu quả được. Đó là phương pháp hay, không cần dùng thuốc mà tác dụng rất rõ rệt.

- Xin cảm ơn chị.

Hoài Sơn
Nguồn:Theo Báo Người Giữ Lửa
Diện Chẩn Bùi Quôc Châu