In bài này

Diện Chẩn Hà Nội những bước thăng trầm

 (Bài phát biểu trong lễ kỷ niệm 30 nămDiện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu – Từ Tập san Diện chẩn – Số 9-2010)

Nhân kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển phương pháp Diện chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp (26/3/1980 – 26/3/ 2010), và mừng sinh nhật lần thứ 68 của GSTS Bùi Quốc Châu, thay mặt Ban giám đốc Chi nhánh Trung tâm Diện chẩn phía Bắc Việt Nam và hơn 200 hội viên  CLB Nghiên cứu - ứng dụng Diện chẩn Hà Nội

Bùi Quốc Châu tác giả Diện Chẩn

Kính chúc các vị đại biểu, các vị khách Quốc tế, các bạn đồng môn Diện chẩn sức khỏe và thành đạt.
Kính chúc GS.TSKH. Bùi Quốc Châu mạnh khỏe, trường thọ, gia đình hạnh phúc.
Chúc phương pháp Diện chẩn- Điều Khiển Liệu Pháp phát huy hiệu quả to lớn trờn khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam và trên toàn Thế giới.

In bài này

Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

 Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 03

 Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp được xem là một phương pháp điều trị mở, nghĩa là nó có rất nhiều kỹ thuật, thủ pháp khác nhau để ứng dụng cho một hay nhiều bệnh chứng. Ngoài những phác đồ riêng cho từng bệnh, Diện Chẩn còn có những thủ pháp hỗ trợ có thể điều trị cho nhiều bệnh chứng khác nhau:

1/ Tác động lên Hệ Bạch Huyết : Sáu vùng phản chiếu

Hệ Bạch Huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu.  

Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

   Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với với máu & hệ tuần hoàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu & vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.

In bài này

Các thủ pháp trong Diện Chẩn

 Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 02

1/ Các thủ pháp chính

GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang ( hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

Cách day ấn

Thủ pháp gạch mặt có thể điều trị các bệnh sau :

In bài này

Các kỹ thuật điều trị trong Diện Chẩn

Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 02

1. Chữa tại chỗ đau

Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao.

2. Chữa theo Sinh Huyệt & Đồ hình

Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thườngđược khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt).

In bài này

Hệ thống huyệt đạo trên vùng mặt của Diện Chẩn

Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 02

 Hệ thống huyệt Diện Chẩn đạo trên vùng mặt do GS TSKH Bùi Quốc Châu tìm ra dựa trên việc trị liệu cho các bệnh nhân nghiện ma tuý tại trung tâm cai nghiện Bình Triệu. Từ ngày 26/3/1980 là ngày thầy Bùi Quốc Châu tìm ra và áp dụng thử nghiệm huyệt Diện Chẩn số 1, sau đó lần lượt các huyệt Diện Chẩn khác như huyệt Diện Chẩn số 5 tìm ra ngày 30/3/1980, huyệt Diện Chẩn sô 0 tìm ra ngày 7/4/1980 huyệt Diện Chẩn số 3 tìm ra ngày 13/4/1980.

Sau đó lần lượt dựa trên các nguyên lý phản chiếu, đồng ứng, thày đã tìm ra hơn 300 huyệt Diện Chẩn được đánh số từ 0 đến huyệt Diện Chẩn số 630 (Có một vài số không có huyệt Diện Chẩn). Hệ thống huyệt Diện Chẩn này là điểm đặc thù của phương pháp Diện Chẩn, chỉ tập trung trên vùng mặt (chính diện và bán diện)  khác hẳn với hệ thống huyệt Diện Chẩn đạo theo Đông Y dựa theo hệ kinh lạc, rải rác toàn thân và chỉ hơn 100 huyệt Diện Chẩn với tên riêng bằng tiếng Hán Việt.