In bài này

Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên

Khoa học hiện đại ngày nay đã đạt kết luận cơ thể con người là bộ máy sinh học hoàn thiện nhất của vũ trụ.

Hoạt động sinh học của bộ máy này được nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu giải thích bằng thuyết phản chiếu trong phương pháp chữa bệnh của anh có tên gọi: “Diện ChẩnĐiểu khiển liệu pháp” (Face diagnosis – Cybecnetic therapy) còn gọi là Facy. Nghĩa là mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện trên bộ mặt. Khi tác động vào những điểm phản xạ hoặc những vùng phản xạ trên mặt ứng với chứng bệnh nào đó của cơ thể thì bộ máy sinh học hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh để đi đến giảm hoặc khỏi bệnh. Điểm được tác động đó gọi là Huyệt hay Sinh huyệt.

Huyệt trên mặt được ví như cây thuốc tự nhiên. Tổng số hơn 500 huyệt trên mặt được nhà nghiên cứu tìm ra và hệ thống hoá tạo thành một “vườn thuốc tự nhiên” trên mặt.

 Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên

Tác giả đưa ra khái niệm “vườn thuốc trên mặt” với ý tưởng” biến bệnh nhân thành thầy thuốc và nhắc nhở mọi người rằng không phải đâu xa, ngay trên mặt mỗi người có hàng trăm “cây thuốc quý” mà chung ta chưa biết khai thác và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên trước đó khái niệm “thuốc trong cơ thể” con người đã có từ rất sớm của lịch sử y học cổ truyền phương Đông mà các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng với các phương pháp chữa bệnh dân gian trên khắp cơ thể không phải dùng thuốc đã chứng minh điều này. Y học hiện đại (tây Y) cũng khẳng định và cho rằng cơ thể con người là một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh”. Khái niệm này được các nhà khoa học ở Lê-nin-grát (Liên Xô trước đây) đưa ra và lý giải một cách đầy thuyết phục. Song y học hiện đại cũng chưa biết bằng cách nào sử dụng “thuốc kháng sinh” do cơ thể “sản xuất” để phục vụ cho cơ thể. Cho nên mỗi khi cơ thể mắc bệnh là các loại hoá được lại được đưa vào cơ thể.

Phải chăng Diện Chẩn bằng các thủ pháp tác động như lăn, cào, gõ, day ấn, dán cao, hơ nóng, chườm lạnh lên các huyệt theo một hệ thống đồ hình phản chiếu vùng mặt, da đầu, bàn tay bàn chân, loa tai, lưng… là giải pháp tối ưu để biến vườn thuốc tự nhiên “trên mặt thành các loại thuốc chữa bệnh cho cơ thể?

Lịch sử y học phương Đông trong châm cứu cổ truyền có Diện Châm (trong Thể Châm Trung Quốc) gồm 24 huyệt. Ty Châm với 23 huyệt đã được các lương y dùng kim châm vào các huyệt ấy để trị bệnh. Xoa mặt chữa bệnh cũng ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trở lại đây. Trong sách “Lục địa tiên kinh” của Mã tể (thời vua Thuận trị và Khang Hy nhà Thanh Trung Quốc) có mục Tạ Đồ (xoa mặt) đã dạy người ta cách xoa bóp, day huyệt để trường thọ. Năm 1981 ở Đức có tài liệu hướng dẫn xoa mặt, mũi, tay, chân để phòng và trị bệnh thông thường (Fup und kopt-Edition Pheiaden 1981). Trên tạp chí Sputnik số 2/186 của Liên Xô trước đây có bài hướng dẫn xoa mặt để trị bệnh (Le Massage therapeutique du visage) của bác sĩ Vitali ivanop. Còn hiện tại thì Trung Quốc được coi là nước đi đầu trong vấn đề tổ chức ra các phòng xoa bóp để trị bệnh.

Khi Diện Chẩn ra đời (1980) tại Việt Nam thì việc sử dụng bộ mặt để chẩn đoán (Diện Chẩn) và điều trị (Điểu khiển liệu pháp) được các nhà nghiên cứu y học chú ý nhiều hơn. Và mặt được coi như một bảng máy tính (Tableau dordinatuer). Khi chữa bệnh, thầy thuốc hay bệnh nhân chỉ cần tác động vào các sinh huyệt có liên quan đến các bộ phận bị bệnh giống như ta bấm lên nốt máy tính để giải các bài toán. Các nốt bấm chính là các cây thuốc mà ta vừa khảo sát.

Vấn đề đặt ra là: con người hiểu “cây thuốc” trên mặt mình như thế nào? việc sử dụng “cây thuốc” ấy ra sao?

Ở đây huyệt được hiểu theo lý thuyết của cơ thể “tự điều chỉnh” cùng với lý thuyết điều khiển thông tin sinh vật học,mỗi huyệt tương tự như một cây thuốc thì chỉ có căn cứ vào tính chất và tác dụng của huyệt cùng với việc phối hợp giữa các huyệt với nhau để điều trị chứng bệnh cụ thể mới thấy hết được giá trị của “Cây thuốc trên mặt”.

Ví dụ: huyệt 19 có đặc tính điều hoà nhịp tim, cải thiện hô hấp, thăng khí… tương ứng thần kinh giao cảm, liên hệ tim, phổi, dạ dày, ruột… Huyệt này chủ trị các chứng bệnh mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, ngất xỉu kinh phong, cơn đau thượng vị, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…

Ví dụ trên cho ta thấy sự phong phú về tính năng và tác dụng của huyệt trong điều trị nhưng thật máy móc khi cho rằng mỗi huyệt phải tương ứng với một cây thuốc nhất định. Vì sao vậy? vì khi áp dụng vào chứng bệnh cụ thể, huyệt với tính năng vốn có trong một cơ thể luôn luôn “Động” sẽ khác với tính năng của thuốc từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Chẳng hạn bạn có một loại thuốc chống buồn ngủ thì loại thuốc đó chắc chắn không thể điều trị ngất xỉu kinh phong, huyết áp thấp, mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, cơn đau thượng vị, suy nhược sinh dục như huyệt 19 đã nói ở trên trong khi huyệt 19 chống buồn ngủ cũng rất hiệu quả.

Bạn có tin được điều này không? Xin đừng vội tin khi mình chưa thấy. Ngược lại bạn hãy tập làm thầy thuốc để chữa bệnh cho chính mình và cho những người xung quanh đi. Chỉ cần một hộp dầu cù là, một cây bút bi (đã hết mực), bạn sẽ làm cho cơn đau thượng vị tiêu biến trong khoảng 1 phút, làm người ngất xỉu kinh phong hoặc buồn ngủ tỉnh lại trong 30 giây khi đầu bút bi của bạn ấn mạnh vào huỵêt 19. Còn nhức răng, sưng lợi ư? Hãy lấy cục nước đá day vào huyệt 188+, 188-, 196+, 196-, 300+, 300-, 180+, 180-, bạn sẽ thấy cơn nhức răng dịu dần rồi hết nhức. Nếu bị đau bụng, bạn hãy xoa dầu vào vùng huyệt 127, 63, 0+, 0-, rồi day ấn mạnh vào các huyệt ấy.

Đến đây bạn có thể tin vào điều vừa nói ở trên và bàn tay “kỳ diệu” của mình rồi đó.

Nhìn vào đó hình huyệt trên mặt, nhiều người nẩy ra thắc mắc: liệu tất cả các bệnh có thể dùng các huyệt trên mặt để chữa được không?

Xin thưa: mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với sức khoẻ của con người. Nên nhớ rằng cơ thể con người luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật. Do đó cùng một thứ bệnh giống nhau, người này chữa theo phương pháp Diện Chẩn, người kia lại ứng với Châm cứu, người thứ ba lại phù hợp với thuốc men. Có điều phương pháp Diện Chẩn đã hệ thống được các huyệt trên mặt. Mặt là tấm gương phản chiếu, nơi nhạy cảm nhất của cơ thể và cũng là “vườn thuốc tự nhiên” mà ta vừa khảo sát. Hơn nữa phương pháp đã cho ra đời hàng loạt dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, quả cầu gai… đã làm phong phú hơn các hình thức tác động lên huyệt (cây thuốc tự nhiên) trên mặt trong việc phòng và trị bệnh cho con người.

Câu trả lời cho vấn đề nêu trên sẽ là Diện Chẩn với hàng trăm huyệt (cây thuốc) trên mặt thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt, rồi từ mặt phản chiếu lên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng… bạn có thể điều trị có kết quả các chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch như các phương pháp y học khác. Song điều chủ yếu là ở chỗ chính người bệnh có thể tham gia vào quá trình điều trị này một cách hữu hiệu.

 Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com