In bài này

Phương pháp dưỡng sinh theo quan niệm Trung Y

Dưỡng sinh có nghĩa là hoạt động y tế nhằm di dưỡng sự sống, tăng cường thể chất, phòng bệnh và diên niên ích thọ. Qua thực tiễn trong biết bao năm qua, Trung Y cổ truyền Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm dưỡng sinh độc đáo. Vậy nguyên tắc và nội dung dưỡng sinh của Trung Y là gì? Bác sĩ Diêu Nãi Lễ, nguyên Viện trưởng Học viện chuyên ngành Trung Y Trung Quốc cho biết:

Xét về Trung Y cổ truyền, sinh có nghĩa là sự sống, sinh tồn, sinh trưởng; dưỡng có nghĩa là bảo dưỡng, điều dưỡng và bổ dưỡng.

Nói tóm lại, dưỡng sinh có nghĩa là bảo dưỡng sự sống. Trong "Hoàng Đế Nội Kinh" sách y thời cổ Trung Quốc đã có sự trình bày về nội dung "dưỡng sinh". Về sau người ta đã tổng kết một số nguyên tắc cơ bản cần phải nắm được và tuân theo trong dưỡng sinh trên cơ sở đó. Những nguyên tắc đó bao gồm: Điều âm dương, hòa phủ tạng, thông kinh lạc, giữ âm tinh, trọng dưỡng thần, thuận thiên thời và điều khí cơ. Bác sĩ Diêu Nãi Lễ đã tổng quát nguyên tắc cơ bản đó bằng những lời dễ hiểu:

"Trước hết phải thuận theo biến đổi của thiên nhiên trong bốn mùa, bởi vì con người chúng ta sinh sống trong thiên nhiên, đương nhiên chịu sự ảnh hưởng của môi trường và khí hậu thiên nhiên, vì thế con người đã có khả năng thích ứng với thiên nhiên, cho nên dưỡng sinh cũng phải xuất phát từ điểm này".

Trên thực tế, "thiên nhân hợp nhất" trong văn hóa Trung Quốc đã được Trung Y trình bày toàn diện nhất và sâu sắc nhất. Theo quan niệm Trung Y, dưỡng sinh hết sức coi trọng điều hòa âm dương trong bốn mùa, đó là xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng, đây là quy luật của giới thiên nhiên. Là vũ trụ nhỏ, con người cần phải thuận theo quy luật thiên nhiên của vũ trụ lớn, ví dụ như mùa xuân là mùa sinh phát, cần phải làm thư giãn tinh thần và cơ thể, ngủ muộn thức sớm. Nhưng bước sang mùa đông cần phải kiềm chế, bởi vì muôn vật đều ở trạng thái thầm lặng dự trữ. Trung Y chủ trương dưỡng sinh cần phải căn cứ điều kiện cụ thể của thời tiết, khu vực và từng người, chính đây là điều sôi động không câu nệ, linh hoạt nhưng rất chặt chẽ.

Theo quan niệm của Trung Y, dưỡng sinh bao gồm rất nhiều nội dung độc đáo, phong phú đa dạng nẩy sinh trên cơ sở nguyên tắc kể trên, đại thể gồm các mặt dưỡng sinh cả cơ thể lẫn tinh thần, điều tiết âm dương, thuận theo thiên nhiên, điều dưỡng ẩm thực, lối sống nền nếp, điều hòa phủ tạng, kinh lạc thông suốt, tình dục vừa phải, duy tinh giữ sức, ích khí điều chỉnh hơi thở, động tĩnh thích hợp, trong đó điều tiết cân bằng là điều cốt lõi. Khi chúng ta giữ cân bằng giữa cơ thể và tinh thần, thì chúng ta sẽ cảm thấy mạnh khỏe nhất và thoải mái nhất.

Trong đời sống hàng ngày chúng ta nên làm như thế nào mới có thể tăng cường sức khỏe, di dưỡng thiên niên. Bác sĩ Diêu Nãi Lễ cho rằng, ăn uống hợp lý là điều hết sức quan trọng, tục ngữ nói rằng"ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung". Kết cấu thực phẩm này rất phù hợp với y học và dinh dưỡng học hiện đại. Ăn cháo là phương pháp dưỡng sinh của Lục Du, nhà thơ đời Nam Tống Trung Quốc. Lục Du trong bài thơ có viết: "thế nhân cá cá học trường niên, bất ngộ trường niên tại mục tiền; ngã đắc uyển khưu bình dị pháp, chỉ tương thực chúc chí thần tiên".

Bên cạnh đó, người ta còn tổng kết dưỡng sinh "lục nghi", đó là thực nghi sớm hơn, thực nghi ấm hơn, thực nghi ít hơn, thực nghi nhạt hơn, thực nghi chậm hơn, thực nghi mềm hơn. Nếu ăn mặn quá sẽ dẫn đến các chứng bệnh nhồi máu não, cao huyết áp.... Có thể nói dưỡng sinh "lục nghi" cũng thống nhất với "Kim tự tháp trong ăn uống lành mạnh".

Về chế độ ăn uống hợp lý, bác sĩ Diêu Nãi Lễ nhắc nhở rằng, trong ăn uống hàng ngày, chúng ta thường hay bỏ qua những chi tiết rất đơn giản trong đời sống hàng ngày trong đó kể cả uống nước.

"Uống nước theo nhu cầu cần thiết, nhưng không nên đợi đến khát nước mới uống, mà phải căn cứ tình hình cụ thể của mỗi người. Bởi vì điều kiện sinh hoạt, môi trường làm việc của mỗi người một khác, ăn uống cũng không giống nhau; hai là phải uống nước có lợi cho sức khỏe. Bác sĩ cho rằng, nước máy đun sôi uống có lợi cho sức khỏe. Đối với các loại nước khoáng và đồ uống chức năng cần phải xem xét theo nhu cầu cần thiết".

Ngoài ăn uống ra, vận động cũng là điều rất quan trọng trong dưỡng sinh. Ví dụ như bài thể dục Bát Đoạn Cẩm "hai tay nâng Thiên lý tam tiêu, nổ cung phải trái như xạ điêu, điều tiết tỳ vị cử một tay, mỏi người tổn thương quay đầu nhìn, lắc đầu quay lưng hạ tâm hỏa, rung vai bảy lần bách bệnh tiêu, nắm tay trợn mắt tăng khí lực, hai tay bám chân cố thận yêu".

Dĩ nhiên, trong tất cả các phương pháp dưỡng dinh theo Trung Y, quan trọng nhất là phải dưỡng tâm. Bác sĩ Diêu Nãi Lễ nói:

"Phải cố gắng tránh sự quấy nhiễu đến từ bên ngoài và tham vọng các loại, phải đối xử đúng đắn mọi sự việc bên ngoài".

Nói chung con người chúng ta đều có thất tình, tức là bảy biểu hiện về tinh thần gồm: Vui, giận, buồn, mừng, thương xót, hoảng sợ, kinh hoàng, nếu thất tình thái quá có nghĩa là thất tình quá kích. Cổ nhân cho rằng "nhân giả thọ", nhân tức là phải ôn hòa, lương thiện, độ lượng, khôi hài. Nhân tâm nhân đức, dưỡng tâm lập đức là yếu tố nội tại bảo đảm sức khỏe cho con người. "Hoàng Đế Nội Kinh" cũng nhấn mạnh "điềm đạm hư vô", nói tóm lại cần phải thực hiện đúng nội hàm của chữ "đạm".

Trên thực tế, bất kể là phương pháp dưỡng sinh nào, thích hợp cho mình mới là phương pháp tối ưu. Mặc dù trong phương pháp dưỡng sinh Trung Y chứa rất nhiều tinh hoa, thế nhưng cũng có một số bất cập và chịu sự hạn chế bởi chủ nghĩa kinh nghiệm, song song với dung hòa và bổ sung nhau với y học hiện đại, chúng ta nhất định có thể tôn vinh và phát huy những tinh túy của Trung Y.

 (Nguồn: http://vietnamese.cri.cn)