In bài này

Nhĩ châm

I.  QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHĨ CHÂM 

Nhĩ châm là một di sản quý báu trong châm cứu học cổ truyền của nhân loại. Nó có nguồn gốc rất xa xưa từ phương pháp chữa bệnh dân gian của nhiều dân tộc thuộc vùng Địa Trung Hải vào thời đại văn minh cổ đại Ai Cập, đồng thời cũng được nêu lên trong kho tàng y học cổ truyền Đông phương. 
1.1. Tại châu Âu. 

Thời kỳ Ai cập cổ đại  đó đề cập gây tuyệt sản ở phụ nữ bằng cách châm trên loa tai, thời Hippocrate có nêu phương pháp gây vô sinh ở nam giới bằn cách chích trên loa tai.

Tác giả Lusitanus (Bồ Đào Nha - thế kỷ XVII) đó đề cao lợi ích của việc dí báng loa tai để chữa chứng đau thần kinh hông ,đau đầu và một số chứng sung huyết khác. Từ thế kỷ XVIII- XIX:Valsalva đã miêu tả trên cùng một bản vẽ của loa tai, giải phẫu các dây thần kinh, các động mạch và một phần tĩnh mạch của loa tai, ông cũng mô tả chính xác các vùng để chữa đau răng, đau thần kinh hông. Đến giữa thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều công trình trên các tạp chí y học của Pháp về vấn đề châm loa tai chữa chứng đau thần kinh hông, đau thần kinh mắt, đau rang.

Thế kỷ XX:BS. P. Nogier ( Pháp) đó xây dựng được bản đồ đầu tiên về các khu vực phản ánh thân thể con người trên loa tai làm cơ sở quan trọng cho nhĩ châm hiện đại ra đời, phương pháp nhĩ châm mới được hình thành và áp dụng ở nhiều nước châu Âu.

1.2. Tại các nước có nền YHCT và Việt nam

Nhĩ châm là phương pháp trị liệu có cơ sở lý luận được đề cập trong các tài liệu kinh điển bởi các y gia từ thời cổ đại.

Trong Nội kinh và Nạn kinh, có nhiều đoạn kinh văn ghi chép về mối quan hệ  mật thiết giữa tai và toàn thân thông qua hệ thống kinh lạc, với lục phủ ngũ tạng, với toàn bộ cơ thể:

- Biển Thước (thế kỷ IV trước Công nguyên): chữa mắt mờ đục thủy tinh thể bằng cách cứu huyệt nhĩ tiêm, ông đã dùng châm tre châm vào loa tai 3 lần để cứu sống Quắc Thái tử.

- Hoàng Phủ Bật (215 - 282) đó nêu 20 huyệt ở trên loa tai trong Châm cứu Giáp ất kinh,Tôn Tự Mạo (581 - 682): châm huyệt Nhĩ trung chữa bệnh vàng da, cứu huyệt Dương duy ở mặt sau tai, chữa điếc và ù tai, Dương Kế Châu ( Đời nhà Minh): cứu Nhĩ tiêm chữa mô giác mạc.

1.3. Tình hình nhĩ châm hiện nay.

Từ năm 1962, trường phái nhĩ châm Nogier ra đời đã được nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như Jarricot, Pellin.... và với nhiều công trình nghiên cứu trên thực nghiệm và trên người đó chứng minh được sự ánh xạ của thân thể và phủ tạng trên loa tai.

Tại các nước Liên Xô có nhiều nhà nghiên cứu Liên Xô công bố các công trình nghiên cứu về nhĩ châm như E.S. Belkhova (1963), V.I. Kvitrichvili (1972), K. Ia Mikhalpeskaia (1972), Đặc biệt tác giả Portnop (1982) đó giới thiệu những công trình thực nghiệm chứng minh sự tồn tại khách quan của các khu đại diện của các cơ quan nội tạng trên loa tai động vật và đề cập tới điện nhĩ châm liệu pháp.Tại các Hội nghị Châm cứu quốc tế trong những năm 70, người ta đó dành rất nhiều thời gian bàn về nhĩ châm.Tại Trung Quốc: Các nhà châm cứu lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở và phát hiện thêm 12 huyệt mới trên loa tai và đã đạt được một số kết quả lâm sàng. 

Tại Việt Nam: Từ năm 1962, Viện Nghiên cứu Đông y đó bắt đầu nghiên cứu nhĩ châm và năm 1968 Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm thực hiện trên 1923 đối tượng, khảo sát điểm đau trên loa tai, khảo sát sơ đồ loa tai để phòng và chữa bệnh. Trong những năm 1981 - 1984, Bộ môn YHDT Trường Đại học Y khoa Hà Nội đó đạt một số kết quả ứng dụng châm loa tai. Từ năm 1990 Bệnh viện Châm cứu trung ương là một bệnh viện đầu ngành về châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc , GS Nguyễn Tài Thu đã cho thành lập phòng Nhĩ châm, chính thức áp dụng châm loa tai vào trong điều trị và nghiên cứu khoa học các chứng bệnh thuộc chuyên ngành thần kinh, tiêu hóa, sinh dục,... đạt nhiều kết quả tốt, từ đó đã có những đánh giá kết luận:
      -Châm loa tai có hiệu quả điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh. 
      -Số ngày điều trị không kéo dài, ít tai biến. 

Kế thừa kết quả đó đạt được, nhằm phát huy và phát triển hiệu quả châm loa tai cũng như một số phương pháp châm có tiềm năng khác, PGS.TS Nghiêm Hữu Thành – GĐ bệnh viện quyết định thành lập đơn vị : Nhĩ châm và phát triển các phương pháp châm mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

II. CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA NHĨ CHÂM

2.1. Theo YHCT

2.1.1. Mối liên quan giữa tai và các kinh mạch và tạng phủ

Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tổng mạch” hoặc “Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7 khiếu, nóo tủy ở đầu mặt... trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuận cho tai. Tai là một điểm trong yếu trực tiếp thông với kinh Đởm, kinh Tâm, kinh Can, kinh Tam tiêu, kinh Tiểu trường, gián tiếp thông với kinh Thận, kinh phế, kinh Tâm bào. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thông với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương chính đều có liên quan đến tai. 

Trong Linh Khu và Tố Vấn và các tài liệu kinh điển cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với các tạng phủ trong cơ thể: “Thận khí thông ra tai. Thận hóa thì tai nghe được....” , “Tâm..... khai khiếu ở tai ” , “Tỳ..... không đầy đủ thì 9 khiếu không thông” , “Tủy hải không đủ.... thì tai ù” , “Bệnh ở can hư.... thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai” 
“Phế khí hư thì khí ít......., tai điếc”, “Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh” 
Như vậy tai có quan hệ mật thiết với 12 kinh mạch và tất cả các tạng phủ và trong cơ thể.  Đây cũng chính là cơ sở lý luận về YHCT của phương pháp nhĩ châm.
2.2. Theo giải phẫu, thần kinh- sinh lý học 

2.2.1.  Phân bố thần kinh ở loa tai

Sự phân bố thần kinh ở tai rất phong phú: gồm có các nhánh chính của dây thần kinh tai to và dây thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh C2 - C3, nhánh thái dương của dây thần kinh V, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây thần kinh phế vị.

-  Nhánh  trước  của  dây  thần  kinh  tai  -  thái  dương: nhánh này đi từ dây thần kinh tai - thái dương của dây thần kinh V cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ, phân bố.

+ Trên da của gờ bình tai và phía trước của hố tam giác.

+ Tại chân dưới của đối bình, ở trên và trước .

+ Tại xoắn tai trên, bình tai và dái tai lỗ tai và màng nhĩ. 

Dây thần kinh tai - thái dương là một dây hỗn hợp (vận động và cảm giác) là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới thuộc dây thần kinh V cùng với dây mặt và dây thần kinh phế vị, nó kiểm soát lỗ tai ngoài. 

       - Dây thần kinh tai to: Xuất phát từ đám rối cổ, dây thần kinh tai to men theo bề mặt của cơ ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh: nhánh trước tai và nhánh sau tai.

        + Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho một nhánh lên phân bố ở 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đầu nhọn của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần của rễ luân. Còn có một nhánh khác phân bố ở phần trên và giữa thuyền tai, ở phần giữa của luân tai.

+ Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai.

Đám nối cổ nông được liên hệ với các dây khác: VII, dây X , dây XI và dây hạch thần kinh giao cảm.

      - Nhánh tai của dây X : nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh của dây phế vị, ra phía trước hợp lại với sợi của thần kinh VII trong ống của dây này. men theo rãnh của mặt sau loa tai tách ra hai nhánh phân bố tại xoắn tai dưới và ống tai ngoài.

      - Nhánh tai của dây thần kinh VII: sau khi ra khái lỗ trâm chũm, dây VII cho ra nhánh tai phân bố ở mặt sau tai và xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ luân, nơi giữa của chân đối luân và phần dưới của hố tam giác.

     - Dây thần kinh chẩm nhỏ: Xuất phát từ đám rối cổ, đi lên theo cơ ức đòn chũm, phát ra một số phân nhánh tới phần trên của loa tai; 1/3 da mặt sau loa tai, nhánh trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai, phần trên của thuyền tai, chân trên của đối luân và một phần của hố tam giác.

2.2. Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai

Loa tai được cung ứng máu khá đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch thái dương nông của động mạch cổ ngoài và động mạch sau tai. Động mạch thái dương nông nuôi dưỡng khu vực trước tai , còn động mạch sau tai có nhánh sau tai và nhánh trước tai. Nhánh động mạch sau tai đi đến mặt trước loa tai, nuôi dưỡng vùng 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đỉnh của hố tam giác, xoắn tai trên và một phần vành tai.

Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dươngnông. Tĩnh mạch của mặt sau loa tai hợp lại thành 3 - 5  tĩnh mạch của mặt sau loa tai đổ vào tĩnh mạch sau tai.

Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành một mạng lưới tại loatai. Bạch mạch ở mặt trước loa tai chảy vào mang tai. Đại bộ phận bạch mạch ở mặt sau loa tai đổ về hạch sau tai.

Với sự phân bố thần kinh như trên, loa tai là ngã rẽ của nhiều đường thầnkinh làm cho nó gắn liền mật thiết với toàn thân. Nhờ sự phân bố thần kinh cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với:

   - Các đường tủy: nhờ vào đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh tai to.

   - Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh V.

    - Hệ thần kinh thực vật:

    +Hệ giao cảm: có rất nhiều sợi của thần kinh giao cảm cổ được liên hệ vàocác nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây X, của dây X và của dây XI. Dây XI lại được liên hệ trực tiếp với đám rối giao cảm của xoang cảnh (rất quan trọng trong sự điều hòa vận động tim mạch).

   + Hệ phó giao cảm: Gồm các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây phógiao cảm thuộc hành não, dây XI và chủ yếu là dây X..

III. PHÂN VÙNG LOA TAI VÀ NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH Lí

3.1. Các bộ phận của loa tai và phân vùng

           Bình thường da ở loa tai thấy đồng màu, cũng có thể thấy những chấm hay những mảng sắc tố. Khi cơ thể có bệnh, từng vùng da trên loa tai có thể thay đổi trở nên đỏ hoặc tái đi, xù xì, thô ráp, bong vảy khác với xung quanh. Tại các vùng hay điểm nói trên, điện trở sẽ thấp hơn những vùng gần đấy, khi nắn hoặc dùng que tù đầu ấn vào, bệnh nhân thấy đau trội hơn ở vùng kế cận.

          Trên lâm sàng ta có thể quan sát các hiện tượng sau:

- Ở loa tai có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh không tìm thấy điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.

- Ở loa tai không có vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng trong khi ở đường kinh tương ứng với vùng bệnh có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.

- Ở loa tai và trên đường kinh tương ứng với vùng bệnh đều có điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng.

- Riêng loa tai: điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng có khi xuất hiện ở cả 2 loa tai; có khi chỉ có ở 1 loa tai; có khi một bệnh nhân có nhiều điểm phản ứng hoặc vùng phản ứng, có khi cùng một bệnh trên các đối tượng khác nhau lại có những vùng phản ứng hoặc điểm phản ứng ở các vị trí khác nhau, không theo một quy luật rừ rệt.

          Thực tiễn lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh trong đa số trường hợp trên mặt của loa tai, tại những vị trí của loa tai có quan hệ với nơi đang bị bệnh xuất hiện những vùng phản ứng bệnh lý. Khi bệnh giảm hoặc khỏi, cảm giác ấn đau ở điểm này cũng giảm và mất đi và khi điện trở da trở lại bình thường.

IV. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA NHĨ CHÂM

Phương pháp trị liệu bằng Nhĩ châm cứu học hiện nay rất phổ cập và trị được một số bệnh tật trong các khoa nội, ngoại, sản, nhi. Phạm vi thích hợp cho Nhĩ châm như sau:

  1. Các chứng thuộc hệ thần kinh : Đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh , rối loạn thần kinh thực vật, Đau nhức thần kinh như đau dây thần kinh hông, đau thần kinh liên sườn,..
  2. Các chứng thuộc hệ vận động: đau vai gáy, đau lưng, các chứng đau viêm khớp cấp, mãn tính các tổ chức mềm
  3. Các chứng đau nhức do viêm như : viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt viêm amydale, …

      4. Các loại bệnh khác như suyễn, đau hay loét dạ dày, bệnh ngoài da, cao hoặc thấp huyết áp, đái dầm.

V. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI

5.1. Chỉ định:

- Châm loa tai được dùng nhiều nhất để điều trị các chứng đau (chống đau và ngăn ngừa tái phát). 

-  Châm loa tai cũng còn được dùng trong một số trường hợp rối loạn chức năng của cơ thể: Mất ngủ, suy nhược cơ thể, rối loạn thần kinh thực vật,....
5.2. Chống chỉ định: 

- Trong các trường hợp cấp cứu nội, ngoại khoa.

- Các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặn

(Nguồn: http://chamcuuvietnam.vn)