In bài này

Học Diện Chẩn cô thợ may giúp chồng vượt qua cơn đau đớn(Kỳ 28)

  Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa

 Mê phương pháp chữa bệnh lạ, cô thợ may đã giúp chồng vượt qua cơn đau đớn

21 năm kết hôn, anh Phan Ngọc và chị Nguyễn Thị Lệ Nga (50 tuổi, trú tại đường Hàn Hải Nguyên, P8, Q11, TP HCM) chỉ chuyên tâm với cửa hiệu may gia công để nuôi hai con ăn học. Họ chằng bao giờ suy nghĩ cao xa. Tuy nhiên, từ khi biết đến Diện Chẩn, cuộc sống của hai vợ chồng đã thay đổi. Chị Nga không làm may nữa. Chị theo đuổi đam mê chữa bệnh giúp người bằng những kiến thức học được từ GS.TSKH Bùi Quốc Châu

Được bạn tài trợ để theo học Diện Chẩn

 -PV: Chào chị Nga. Được biết, thời gian gần đây chị đã bỏ nghề may để tập trung chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn. Tại sao chị lại quyết định như vậy?

-Chị Nguyễn Thị Lê Nga: Bời vì tôi thấy Diện Chẩn hay quá. Tôi kể chú nghe, ban đầu, tôi chỉ biết đến Diện chẩn qua sách báo chứ không biết đến thầy Châu (tức GS.TSKH Bùi Quốc Châu). Vì nghề may gia công cũng vất vả, bận rộn, nên tôi tìm hiểu một phương pháp chữa bệnh rẻ tiền, dễ thực hiện để theo học. Dần dà, tôi mê quá nên mới quyết tâm dồn hết thời gian, công sức để theo Diện Chẩn.

- Chị chỉ học Diện Chẩn thông qua sách vở hay có tham gia các khóa đào tạo chính thống?

- Ban đầu tôi học Diện Chẩn qua sách, sau này tôi có tham gia khóa đào tạo số 133 vào tháng 12 năm vừa rồi tại nhà thầy Bùi Quốc Châu. Chuyện tôi đi học cũng rất kỳ. Bình thường tôi có nghe việc thầy châu và các con dạy chữa Diện Chẩn, nhưng tôi không có điều kiện để theo học. Hồi cuối năm ngoái, người hàng xóm của tôi bị bệnh đau đầu gối quá trời đất. Chị ấy không đi lại được, chỉ ngồi một chỗ kêu hừ hừ. Thấy vậy, tôi áp dụng những kiến thức về Diện Chẩn đã học qua sách để chữa cho chị ấy. Không ngờ chị ấy giảm hẳn đau nên bảo tôi đi học Diện Chẩn trực tiếp về đề chữa bệnh. Tôi nói không có tiền, thế là chị ấy “tài trợ” cho tôi đi học.

Liều chữa bệnh cho chồng bằng Diện Chẩn vào chiều 30 tết

- Chị theo học Diện Chẩn trong bao lâu và bệnh nhân đầu tiên may mắn được chị chữa trị là ai?

- Chính là ông xã nhà tôi (tức là anh Phan Ngọc - PV). Tôi học Diện Chẩn khóa 133 đến tết mới xong, Bữa ấy nhằm hôm 30 tết, khoảng 21h giờ tối, đúng lúc tôi đang lu bu nhiều việc thì ông xã gọi hớt ha hớt hải. “Em ơi cho anh đi viện”. Tôi hỏi làm sao, thì anh bảo là tiểu ra máu. Tôi vào coi bồn cầu mà hết hồn hết vía. Máu đỏ tươi cả bồn cầu luôn. Thì ra anh ấy bị tiểu ra máu từ sáng đến chiều mấy lần mà giấu không nói với ai. Nhưng lúc bầy giờ đã là chiều 30 tết, liệu còn ai trực ở bệnh viện nữa không? Tôi thuyết phục ông xã để cho tôi trị. Anh ấy cũng đồng ý. Đầu  tiên tôi bấm bộ cầm máu theo Đồ hình Diện Chẩn. Sau đó tôi bấm bộ tiêu viêm – vì tôi phán đoán anh ấy bị bệnh gì đó liên qua đến đường tiết niệu nên mới tiểu ra máu như vậy. Tôi dùng cây giọt dương (Một dụng cụ hỗ trợ trong cách điều trị bằng diện chẩn – PV) để dò những vị trí đồng ứng trên mặt ông xã,  rồi ấn vào đấy mấy cái. Ông xã kêu đau quá, nhưng chỉ một chút là cơn đau bớt hẳn. Mười lăm phút sau, anh ấy tiểu bình thường không còn ra máu nữa. Thế mới hay.

- Chị có thấy như vậy là quá liều lĩnh không? Đáng ra, chị nên đưa anh Phan Ngọc tới bác sỹ thay vì chữa bệnh tại nhà như vậy?

-  Tôi cũng bết như vậy. Một phần vì lúc ấy đã gần giao thừa rồi, tôi nghĩ không còn bác sỹ cấp cứu nữa. Phần khác, tôi tín nhiệm Diện Chẩn quá. Tôi thấy rằng đó là phương pháp chữa bệnh nhanh lẹ, hiệu quả mà đỡ tốn kém. Mấy hôm sau, tức là khoảng đầu năm mới, tôi còn tiếp tục chữa cho ông xã nữa. Bữa ấy, ông xã đau quá trời luôn, bò tới bò lui mà không biết nguyên nhân tại sao. Tôi phán đoán là anh ấy đau ruột, vì mấy bữa tết ăn uống nhiều quá. Tôi lại dò theo đồ hình nội tạng của thầy Bùi Quốc Châu và trị bệnh cho anh ấy. Và thấy có hiệu quả liền.

-Sau khi được chị chữa bệnh như vậy, phản ứng của anh Ngọc như thế nào?
- Anh ấy phục sát đất. Trước đó, ông xã chỉ coi việc tôi đi học Diện Chẩn là phù phiếm, không thực tế. “Thà dành thời gian đó ở nhà may thêm mấy bộ quần áo còn hơn”- anh ấy bảo thế. Nhưng, khi được tôi trị bệnh hay quá, anh ấy thay đổi quan điểm luôn. Sau khi suy nghĩ, anh ấy thủ thỉ: Nếu bà muốn đi theo nghiệp chữa bệnh bằng Diện Chẩn, thì tôi cũng đồng ý. Tôi sẽ gánh vác cả hiệu may để bà chuyên tâm chữa bệnh giúp người. Nghe nói thế, tôi sướng quá. Được sự ủng hộ của chồng, với lại có niềm tin chắc chắn vào Diện Chẩn, tôi chính thức bỏ nghề may theo nghề chữa bệnh.

“Cuộc sống của tôi thay đổi tích cực từ khi biết đến Diện Chẩn”

- Với kiến thức từ sách vở và 1 tháng học Diện Chẩn chính thống, chị có thấy như vậy là quá ít để bắt đầu theo nghề chữa bệnh hay không?
- Rõ ràng là vốn liếng của tôi rất mỏng manh khi bắt đầu nghiệp chữa bệnh. Chú biết đấy, hơn 20 năm, tôi chỉ chăm chú vào máy khâu, có bao giừ nghĩ tới việc trở thành thầy chữa bệnh? Tôi cũng tự ý thức như thế nên luôn luôn cẩn thận khi nhận một ca bệnh nào đó. Mỗi trường hợp, tôi đều thăm hỏi, xem kỹ bệnh án của họ, rồi áp dụng vào các đồ hình, các lý thuyết căn bản của Diện Chẩn. Vừa chữa, tôi vừa thăm dò phản ứng của bệnh nhân. Cứ người này đến người khác, kinh nghiệm của tôi dày dặn dần, và tôi cũng tự tin hơn.
- Ca bệnh nào mà chị nhớ nhất cho đến nay?
- Tôi đang chữa cho một cậu thanh niên ở quận 7. Cậu này bị liệt từ nhỏ, di chuyển phải nhờ vào xe lăn. Nhưng, bác sỹ nói chức năng vận động của cậu ấy bình thường, nguyên nhân bại liệt có thể là do thần kinh. Gia đình đó đã áp dụng nhiều phương pháp, có cả vật lý trị liệu, nhưng bất thành. Cậu ấy vẫn lớn lên, và vẫn bại liệt như vậy. Qua quen biết, tôi được giới thiệu với gia đình đó. Họ nhờ tôi giúp cậu ấy, nhưng tôi biết là họ chưa tin lắm. Tôi bảo, tôi chữa không lấy tiền, nếu sau này có kết quả, cho quà thì tôi mới nhận. Vậy là, ròng rã 1 tháng trời, ngày nào tôi cũng điều trị cho cậu thanh niên bằng các đồ hình kích thích vỏ não, đồng thời hơ nóng chân tay và các vùng phản chiếu. Thật kỳ diệu, cậu ta dần dần có thể cử động được hai chân. Đến nay, tuy chưa thể đi lại bình thường nhưng cậu ta đã bám vào xe đẩy, đi được mấy chục bước. Tôi nghĩ, cứ tiếp tục như thế, chỉ trong thời gian tới cậu ấy sẽ đi lại được.
- Sau thời gian áp dụng Diện Chẩn để chữa bệnh, chị có suy nghĩ thế nào về phương pháp này?
- Một trong những điều mà Diện Chẩn hướng tới là “Biến bệnh nhân thành thầy thuốc”. Bản thân tôi chính là ví dụ về tiêu chí này. Cuộc sống của gia đình tôi đã thay đổi theo chiều hướng tích cực từ lúc biết đến Diện Chẩn.
- Xin cảm ơn chị về những chia sẻ này! 

Hoài Sơn (Báo Người Giữ Lửa)
DienChanViet.Com
Học diện chẩn bùi quốc châu