In bài này

Giảng viên đại học bỏ dạy theo nghề chữa bệnh Diện Chẩn (Kỳ 6)

 Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa - Kỳ 6 

Có bằng thạc sỹ về công nghệ thông tin, anh Đõ Hữu Sơn tìm được công việc ổn định ở một trường đại học tại TP.HCM. Tuy nhiên, anh không thể yên tâm công tác vì cha mẹ già ở quê mang nhiều trọng bệnh. Anh đã đưa cha mẹ điều trị nhiều nơi, cuối cùng gặp được phương pháp Diện Chẩn. Rất ấn tượng với cách chữa bệnh này, anh Sơn mua sách về tự học. Đó là điểm khởi đầu trên con đường chuyển từ “dạy người” sang “cứu người” của anh Đỗ Hữu Sơn”.

- PV: Xin anh cho biết lý do nào đã dẫn dắt anh  đến với Phương pháp Diện Chẩn – điều khiển liệu pháp?

- Anh Đỗ Hữu Sơn: Về chuyện này, phần lớn là cái duyên. Như anh biết đấy, gia đình nào cũng có những mối lo về sức khỏe, trong đó có gia đình tôi. Bố tôi và mẹ tôi đều mắc bệnh nặng, phải điều trị nhiều năm nhưng không có chuyển biến. Chính vì thế, tôi đã học tập và nghiên cứu nhiều phương pháp chữa bệnh để chăm lo sức khỏe cho bố mẹ. Đây là nguyên nhân khiến tôi biết đến Diện Chẩn. 
Cũng xin chia sẻ với anh, quê tôi ở ngoài Bắc, tôi vào TP.HCM học tập và công tác từ lâu. Năm 2005, tôi bắt đầu giảng dạy ở ĐH Bách Khoa TP. HCM, tôi cũng đã lấy bằng thạc sỹ về Công nghệ thông tin. Đối với nhiều người, cuộc sống như vậy cũng có thể coi là tạm ổn, nhưng tôi vẫn trăn trở về sức khỏe của các cụ thân sinh ở quê. Bố tôi, ông Đỗ Hữu Thờn (SN 1943), bị bệnh An-dây-mơ, tức là bệnh mất trí nhớ do hậu quả của quá trình chiến đấu ác liệt trong chiến tranh.

Khi ông về hưu với hàm đại tá, ông càng ngày càng lẫn, dù chưa đến 70 tuổi. Hồi năm 2009, bệnh của ông rất nặng, đến mức con cái cũng không nhận ra, đi ngoài đường thường xuyên bị lạc. Lúc nào cũng thơ thơ thẩn thẩn. Ngoài ra, ông còn bị viêm đại tràng mãn tính và tiểu đường. Nói chung, sức khỏe của bố tôi rất yếu, tưởng không trụ được hết năm 2009. 
 
Anh Đỗ Hữu Sơn chia sẻ về Diện ChẩnAnh Đỗ Hữu Sơn chia sẻ về Diện Chẩn
 
Bấy giờ, gia đình tôi cũng đưa ông đi điều trị nhiều lắm. Chữa bằng Tây y là chính. Cứ mỗi ngày, người ta lại chích cho ông một mũi thuốc để phục hồi chức năng não bộ. Chích miết như thế trong vòng một năm mà không biến chuyển gì hết. Lại thêm bệnh đại tràng và tiểu đường càng lúc càng tệ. 

Mẹ tôi – bà Trần Thị Sang – cũng có bệnh. Bà bị thoái hóa đốt sống cổ, từ đốt C1 đến S1, tức là đau từ cổ đến xương cụt. Đau dữ lắm mà không có cách gì điều trị dứt điểm. Cứ mỗi lần bà tái phát bệnh, tôi lại phải đi máy bay từ trong này (từ TP. HCM) ra quê để chăm sóc. Ảnh hưởng rất nhiều đến công việc giảng dạy của tôi. Vì thế, cuối năm 2009, tôi đưa mẹ vào đây để tìm cách chữa trị. Tôi đã cho bà thử nhiều phương pháp chữa bệnh, và cuối cùng là gặp Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp
 
- Ấn tượng của anh trong lần đầu biết đến bộ môn Diện Chẩn Điều khiển Liệu pháp là gì? Tại sao anh lại quyết định theo đuổi bộ môn này?
- Như đã nói, mẹ tôi được một thầy chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn. Thầy bấm cho mẹ tôi chừng mấy phút đồng hồ gì đó. Sau đó, mẹ tôi kêu là đỡ một chút. Tôi thấy môn này hay quá, mà lại đơn giản, tôi có thể học được. Trước đến nay, tôi vốn là người có khả năng tự học và tự nghiên cứu. Vì thế, tôi mua sách về để tìm hiểu thêm về phương pháp này – cuốn sách đầu tiên mà tôi mua về Diện Chẩn là cuốn “Chìa khóa vạn năng” của thầy Bùi Quốc Châu

Trong mấy ngày, tôi đã có thể thấu hiểu về nguyên lý của Phương pháp Diện Chẩn. Dựa theo những lý thuyết và chỉ dẫn cụ thể trong sách, tôi đã tự chữa cho mẹ tôi, sau đó là bố tôi. Hiệu quả bất ngờ luôn. Mẹ tôi dần dần phục hồi chức năng cột sống, trong khi bố tôi đã không còn lẫn nữa – tất nhiên, việc chữa trị này kéo dài cả một quá trình chứ không phải là kết quả trong ngày một ngày hai. 

Từ kết quả thực tế đó, tôi càng đào sâu nghiên cứu Diện Chẩn cũng như các thuyết do thầy Bùi Quốc Châu sáng tạo. Những thứ ấy như có mê lực hấp dẫn tôi bởi sự đắc dụng, sự thâm sâu và sự hiệu quả của chúng. Chính vì thế, tôi càng ngày càng bị Diện Chẩn thuyết phục. 
 
- Được biết, anh đã tạm dừng việc giảng dạy ở trường để tập trung vào việc chữa bệnh cứu người bằng phương pháp Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp. Tại sao anh lại đi đến quyết định như vậy?
- Điều này, tôi phải trả lời hơi vòng một chút: Tôi vốn là người nghiên cứu khoa học, tôi nắm rất chắc về triết học, tức là nhìn sự vật phải theo góc nhìn đa chiều, tư duy hình cầu. Đối với Tây y hoặc Đông y, người ta chỉ tuân thủ theo cái lý thuyết chữa bệnh của từng trường phái mà không có tư duy mở để đón nhận những học thuyết khác. 

Tôi không như vậy. Tôi nghĩ rằng cần biết cách chấp nhận, thừa nhận các phương pháp khác nhau. Tây y có thể rất hay, Đông y cũng vậy. Nhưng Diện Chẩn cũng có những tinh túy riêng. Đó là một kho tàng mà tôi muốn khai thác. Càng đào sâu, tôi càng thấy bộ môn này có giá trị cao. Chính thế, tôi đã xin với đơn vị chủ quản cho được phép tạm dừng việc giảng dạy để có thời gian theo đuổi đam mê này.
 
Anh Đỗ Hữu Sơn chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn
Anh Đỗ Hữu Sơn chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn
 
Lại nói, sau khi tôi chữa thành công cho bố mẹ tôi, nhiều người thân cũng đến nhờ tôi điều trị. Tôi chữa cho họ bằng Diện Chẩn, và đều có chuyển biến tốt. Dần dà, khá nhiều người tìm đến tôi để nhờ đẩy lùi các loại bệnh tật. Tôi áp dụng phương pháp Diện Chẩn, kết hợp với những phương pháp ăn uống đúng phép, tập thở để chữa bệnh. Tôi không phải là thầy thuốc, cũng chưa bao giờ tự nhận là thầy thuốc, nhưng việc tôi cứu chữa cho một số bệnh nhân là có thật.
 
- Cách chữa bệnh của anh tương đối khác với y học chính thống. Theo anh, điểm khác nhau cơ bản là gì?
- Tôi không thấy y học chính thống và cách chữa bệnh của tôi có điểm khác biệt quá lớn. Bởi, mục đích chung của phương pháp chữa bệnh nào cũng là cứu người. Tuy nhiên, tôi tập trung vào điều trị cái gốc của bệnh, nhằm mục đích là giúp bệnh nhân tự đánh tan bệnh tật. 

Sau thời gian nghiên cứu phương pháp Diện Chẩn, tôi hiểu rằng cái gốc của bệnh tật là do ăn uống mà ra. Ăn uống không đúng phép dẫn đến mất quân bình âm dương trong cơ thể. Ví dụ, vấn nạn của người dân bây giờ là bệnh ung thư. Hàng năm, ở nước ta có thêm 200.000 ca ung thư mới, trong đó số ca tử vong do ung thư mỗi năm là khoảng 75.000. Tức là rất nhiều. Theo thầy Bùi Quốc Châu, bệnh ung thư là do môi trường trong cơ thể quá âm tính mà ra. Khí âm tích tụ quá nhiều sẽ tạo thành khối u. Chính vì thế, muốn phòng tránh ung thư, cần phải tránh những thực phẩm có tính âm, ăn nhiều thực phẩm có tính dương. 

Cụ thể, những thực phẩm có tính âm mà chúng ta thường gặp là sữa đậu nành, đậu hũ, đường, sữa, nước đá, nước cam, nước chanh, phần lớn các loại thịt đỏ. Bên cạnh đó, cần bổ sung những thực phẩm có tính dương như gạo lứt, gạo huyết rồng, xả, đậu đỏ, gấc, tam thất... Một khi không may mắc bệnh ung thư, cần thực hiện kết hợp nhiều phương pháp để đẩy lùi bệnh tật: Bao gồm tập thở, tập ăn đúng phép, và điều trị bằng Diện Chẩn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được học và hiểu về sự buông bỏ, không cố chấp, không sân si để tinh thần thoải mái, bệnh tật mới có cơ hội tan biến. 
 
- Xin cảm ơn anh về những chia sẻ hữu ích này. 
 
Hoài Sơn
Nguồn:Theo Báo Người Giữ Lửa
Ảnh chụp kỳ 5