In bài này

Cảm phục tài bấm huyệt Thập Thủ Đạo

 Vợ nhìn chồng đi lại được sau mấy năm đu trên nạng mà xúc động không nói nên lời. Hạnh phúc vô bờ bến, nhưng cứu vớt họ lại là sự nỗ lực không ngừng...

Truyền nhân bấm huyệt Thập Thủ Đạo
Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Nam. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân cả đời bà âm thầm chữa bệnh, truyền dạy cho các học trò và đặc biệt không tiếp xúc với giới truyền thông, nên thân thế, sự nghiệp của bà rất bí ẩn.  

 Bấm huyệt Thập Thủ Đạo
 Bấm Huyệt Thập Thủ Đạo

 Học trò của bà chủ yếu là những người thiên về nghiên cứu ít thực hành, lại không quảng bá rộng rãi, nên tưởng như môn bấm huyệt mà bà gọi là Thập thủ đạo đã biến mất.

 Nhà cảm xạ Dư Quang Châu dẫn chúng tôi đi vòng vèo trong khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2. TP.HCM), tìm đến ngôi nhà số 7, đường 9B. Ngôi biệt thự cửa rộng mở, bên trong có mười mấy người ngồi im lặng đợi đến lượt được ông Nguyễn Tam Kha bấm huyệt. Gương mặt người nào cũng háo hức chờ đợi đến lượt mình. Bàn tay săn chắc của ông vừa day, vừa bấm. Một tay ông giữ huyệt ở khu vực bàn tay, một tay bấm lần lượt lên đến vai. Ông ân cần hỏi cảm giác, xem bệnh nhân có đau không, có dễ chịu không, đau ở chỗ nào... để điều chỉnh tốc độ bấm, lực bấm.

Sau khi được ông Kha bấm huyệt, ai cũng tỏ ra thoải mái, cơ mặt giãn ra. Phía xa, ông để chiếc hòm từ thiện. Ai có tiền thì bỏ vào dăm ba ngàn đồng, ai không cổ thì cứ thế về. Trước đó, tôi đã được nghe bà Trần Thị Ngọc Hường, học trò của bà Lịch kể rằng, cả đời bà Lịch bấm huyệt cứu người hoàn toàn vì cái tâm trong sáng, không vụ lợi. Bà để hòm từ thiện trong nhà, để người có tiền bỏ vào, rồi bà lấy tiền đó giúp người nghèo. Bà Lịch cũng nói rõ với học trò rằng, chỉ những người có tâm trong sáng, cứu người không vụ lợi mới học được môn bấm huyệt Thập thủ đạo.
Có lẽ, ông Kha không chỉ học nghề bấm huyệt từ bà Lịch, mà còn thấm nhuần cả tư tưởng nhân văn trong trị bệnh của bà. Nói về tác dụng của môn bấm huyệt, ông Kha phân tích: “Phần đông chúng ta vẫn cứ nghĩ môn bấm huyệt, chẳng hạn như lương y Võ Hoàng Yên, là thứ thần bí, khó hiểu, nhưng thực ra rất đơn giản. Ta có thể hiểu đơn giản rằng, máu là gốc của sự sống. Nếu bộ phận nào trên cơ thể ít được bơm máu hoặc không được máu nuôi dưỡng thì sẽ thành bệnh, giống như “điểm chết” trong cơ thể sống.

Môn bấm huyệt Thập thủ đạo, hay còn gọi là Thập chỉ đạo sẽ kích thích các mạch máu bơm máu đến những “điểm chết” đó. Điều đó lý giải vì sao Võ Hoàng Yên có thể bấm huyệt cho người teo cơ, bại liệt khỏe lại, điếc nghe được, câm nói được... Môn Thập thủ đạo cũng kỳ diệu như thế, nhưng khi hiểu được cơ chế đó, thì ta mới hiểu rằng, không phải bệnh nào bấm huyệt cũng khỏi được, nó phải là những bệnh liên quan đến việc lưu chuyển máu kém”.
Ông Nguyễn Tam Kha vốn là cán bộ có vị trí trong Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM. Ông bảo rằng, là một cảnh sát điều tra, nên ông không dễ tin vào những chuyện mà ngày trước cho rằng huyền bí, kiểu như bấm huyệt trị bệnh. Ông Kha kể: “Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh nhà bà Lịch. Sáng tôi dậy từ 5h tập thể dục, đã thấy có cả trăm người xếp hàng để bà bấm huyệt. Họ trật tự xếp hàng vòng vèo qua cả cổng nhà tôi.

Thú thực, khi đó tôi rất không ưa bà Lịch, vì cho rằng cách bấm huyệt trị bệnh là lừa đảo, nhảm nhí. Tôi cũng thử dò la hỏi han một số bệnh nhân, họ bảo bà giỏi như Thánh, chữa được nhiều bệnh câm, điếc, bại liệt, bướu cổ... Càng nghe những người bệnh này kể, tôi càng cho là nhảm nhí, dị đoan.

Những căn bệnh ấy đến máy móc hiện đại, thuốc men tốt còn khó, nói gì đến bà lang già bấm huyệt”. Mặc dù chăm chỉ tập thể dục, sức khỏe rất tốt, nhưng năm 1998, ông Kha bị đột quỵ do huyết áp tăng đột ngột. Cơn đột quỵ không cướp đi mạng sống, nhưng sức khỏe của ông mất hoàn toàn, công danh, sự nghiệp cũng tan thành mây khói.
Đơn vị giới thiệu đến nhiều nơi, gia đình đã đưa ông đến tất cả các bệnh viện tốt nhất để điều trị, bác sĩ Nguyễn Tài Thu trực tiếp châm cứu nhiều ngày, nhưng bệnh tình tiến triển rất chậm. Ngày nào cũng vậy, sáng sớm, chiều tối, bất kể lúc nào rỗi rãi, vợ ông lại dìu ông tập đi dọc vỉa hè. Những bước đi khó nhọc, đau đớn, nhưng ông không nhụt chí.

Một tối, ông chống nạng tập đi như thường lệ. Bà Lịch đi ra cổng, gặp anh hàng xóm vừa tập đi vừa nhăn nhó liền hỏi: “Con bị sao mà ra nông nỗi này? Con vào đây ta xem cho”, ông Kha chẳng có chút tín tưởng gì vào việc chữa bệnh kiểu nắn bóp, nhưng nể bà Lịch là hàng xóm, nên ông vào nhà để bà bấm huyệt. Bà Lịch bắt mạch, nghe ngóng, rồi đọc ra đủ thứ bệnh trong người ông Kha, những thứ bệnh mà phải chiếu chụp, siêu âm, xét nghiệm mới biết được. Ông Kha cũng cảm thấy khá ngạc nhiên.

Bà Lịch một tay giữ huyệt, một tay bấm nhoay nhoáy, lúc nhanh, lúc chậm như thể chơi đàn. Hết bấm tay, lại bấm chân, vai, gáy. Bà bấm đến đâu, ông có cảm giác như máu tràn đến đó, gân cốt căng lên. Ông Kha không tin nổi một cụ bà ngoài 80 mà đôi tay vẫn cứng như thép, làm việc không biết mệt mỏi.
Bấm xong, bà Lịch bảo ông Kha thử đứng dậy đi. Điều kỳ lạ đã xảy ra, ông đã tự đi tập tễnh mà không cần đến hai chiếc nạng gỗ. Vợ ông nhìn chồng đi lại được sau mấy năm đu trên nạng mà nước mắt lưng tròng, xúc động không nói nên lời. Ngay lúc đó, ông Kha đã tin rằng mình sẽ được tái sinh lần nữa.

Thoát chết nhờ tập bấm huyệt Thập Thủ Đạo

Từ đó, cứ mỗi ngày 2 lần, ông Nguyễn Tam Kha lại sang nhà hàng xóm để được bà Lịch bấm huyệt. Chỉ chừng nửa năm thì di chứng căn bệnh tai biến đã không còn nữa, ông khỏe lại như xưa.
Được bà Lịch bấm huyệt, nghiên cứu những tài liệu của bà, hiểu rõ về cơ thể người, ông Kha mới biết rằng môn bấm huyệt rất khoa học, chứ không dị đoan, nhàm nhí như ông từng nghĩ, ông cảm phục tấm lòng Bồ Tát của bà, bởi bà làm việc từ sáng đến đêm, quanh năm suốt tháng mà lấy tiền công, không mưu cầu lợi lộc.
Bà sống trong căn nhà tuềnh toàng, thiếu thốn đủ thứ. Khi ông Kha đã khỏi bệnh, bà Lịch mới gọi ông sang bảo: “Ta có nhiều học trò, nhưng tiếc rằng chưa có ai lĩnh hội được hết kiến thức của ta để giữ gìn môn bấm huyệt này.
Ta thấy con có trí tuệ, lại kiên trì, nên ta muốn con tiếp nối công việc của ta. Ta cũng không sống được mấy nữa. Môn bấm huyệt Thập thủ đạo mà thất truyền thì tiếc lắm”.
Nghe bà Lịch nói thế, ông Kha cảm động, chắp tay lạy bà, nhận làm học trò. Ông Kha kể: “Khi đã nhận tôi làm học trò thì cụ nghiêm khắc lắm. Tính cụ nóng nảy, nên không hiểu là cụ mắng ngay. Thậm chí, cụ còn mắng tôi là ngu dốt, không thể học được bấm huyệt.

Tuy nhiên, xuất thân từ ngành công an, làm điều tra, nên tôi cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên trì lắm, không vì mấy câu mắng cùa cụ mà nản. Suốt 2 năm trời, tôi chỉ ngồi xem cụ bấm huyệt, đọc tài liệu cụ viết, tìm hiểu cấu tạo cơ thể người, rồi sau đó tôi mới đi vào thực hành. Phải học từ gốc thì thấm mới lâu. Học cụ mấy năm, lĩnh hội được một số bài, thì cụ mất”.

Theo ông Kha, bà Lịch qua đời năm 2006, khi tròn 94 tuổi. Bà chết trên tay người học trò cuối cùng của mình, chính là ông Nguyễn Tam Kha. Lúc sắp qua đời, cụ Lịch mời ông Kha vào bảo: “Sở dĩ ta luôn mắng mỏ con là vì ta thử tính kiên trì của con. Không những con không tự ái, mà còn tiếp thu, nên ta phục con lắm. Ta tin rằng con sẽ giữ được môn bấm huyệt này. Con nhớ làm công việc này phải vì cái tâm thực sự mới thành công được”.
Ông Kha lập bàn thờ bà Huỳnh Thị Lịch trong một căn phòng giản dị trên gác căn biệt thự. Ông vừa bấm huyệt cứu người, vừa tiếp tục nghiên cứu môn Thập thủ đạo thần kỳ. 

Vợ nhìn chồng đi lại được sau máy năm đu trên nạng mà xúc động không nói nên lời. Hạnh phúc vô bờ bến, nhưng cứu vớt họ lại là sự nỗ lực không ngừng...

Truyền nhân bấm huyệt Thập Thủ Đạo

Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Nam. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân cả đời bà âm thầm chữa bệnh, truyền dạy cho các học trò và đặc biệt không tiếp xúc với giới truyền thông, nên thân thế, sự nghiệp của bà rất bí ẩn. Học trò của bà chủ yếu là những người thiên về nghiên cứu ít thực hành, lại không quảng bá rộng rãi, nên tưởng như môn bấm huyệt mà bà gọi là Thập thủ đạo đã biến mất.
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu dẫn chúng tôi đi vòng vèo trong khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2. TP.HCM), tìm đến ngôi nhà số 7, đường 9B. Ngôi biệt thự cửa rộng mở, bên trong có mười mấy người ngồi im lặng đợi đến lượt được ông Nguyễn Tam Kha bấm huyệt. Gương mặt người nào cũng háo hức chờ đợi đến lượt mình. Bàn tay săn chắc của ông vừa day, vừa bấm. Một tay ông giữ huyệt ở khu vực bàn tay, một tay bấm lần lượt lên đến vai. Ông ân cần hỏi cảm giác, xem bệnh nhân có đau không, có dễ chịu không, đau ở chỗ nào... để điều chỉnh tốc độ bấm, lực bấm.

Sau khi được ông Kha bấm huyệt, ai cũng tỏ ra thoải mái, cơ mặt giãn ra. Phía xa, ông để chiếc hòm từ thiện. Ai có tiền thì bỏ vào dăm ba ngàn đồng, ai không cổ thì cứ thế về. Trước đó, tôi đã được nghe bà Trần Thị Ngọc Hường, học trò của bà Lịch kể rằng, cả đời bà Lịch bấm huyệt cứu người hoàn toàn vì cái tâm trong sáng, không vụ lợi. Bà để hòm từ thiện trong nhà, để người có tiền bỏ vào, rồi bà lấy tiền đó giúp người nghèo. Bà Lịch cũng nói rõ với học trò rằng, chỉ những người có tâm trong sáng, cứu người không vụ lợi mới học được môn bấm huyệt Thập thủ đạo.
Có lẽ, ông Kha không chỉ học nghề bấm huyệt từ bà Lịch, mà còn thấm nhuần cả tư tưởng nhân văn trong trị bệnh của bà. Nói về tác dụng của môn bấm huyệt, ông Kha phân tích: “Phần đông chúng ta vẫn cứ nghĩ môn bấm huyệt, chẳng hạn như lương y Võ Hoàng Yên, là thứ thần bí, khó hiểu, nhưng thực ra rất đơn giản. Ta có thể hiểu đơn giản rằng, máu là gốc của sự sống. Nếu bộ phận nào trên cơ thể ít được bơm máu hoặc không được máu nuôi dưỡng thì sẽ thành bệnh, giống như “điểm chết” trong cơ thể sống.

Môn bấm huyệt Thập thủ đạo, hay còn gọi là Thập chỉ đạo sẽ kích thích các mạch máu bơm máu đến những “điểm chết” đó. Điều đó lý giải vì sao Võ Hoàng Yên có thể bấm huyệt cho người teo cơ, bại liệt khỏe lại, điếc nghe được, câm nói được... Môn Thập thủ đạo cũng kỳ diệu như thế, nhưng khi hiểu được cơ chế đó, thì ta mới hiểu rằng, không phải bệnh nào bấm huyệt cũng khỏi được, nó phải là những bệnh liên quan đến việc lưu chuyển máu kém”.
Ông Nguyễn Tam Kha vốn là cán bộ có vị trí trong Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM. Ông bảo rằng, là một cảnh sát điều tra, nên ông không dễ tin vào những chuyện mà ngày trước cho rằng huyền bí, kiểu như bấm huyệt trị bệnh. Ông Kha kể: “Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh nhà bà Lịch. Sáng tôi dậy từ 5h tập thể dục, đã thấy có cả trăm người xếp hàng để bà bấm huyệt. Họ trật tự xếp hàng vòng vèo qua cả cổng nhà tôi.

Thú thực, khi đó tôi rất không ưa bà Lịch, vì cho rằng cách bấm huyệt trị bệnh là lừa đảo, nhảm nhí. Tôi cũng thử dò la hỏi han một số bệnh nhân, họ bảo bà giỏi như Thánh, chữa được nhiều bệnh câm, điếc, bại liệt, bướu cổ... Càng nghe những người bệnh này kể, tôi càng cho là nhảm nhí, dị đoan.
Những căn bệnh ấy đến máy móc hiện đại, thuốc men tốt còn khó, nói gì đến bà lang già bấm huyệt”. Mặc dù chăm chỉ tập thể dục, sức khỏe rất tốt, nhưng năm 1998, ông Kha bị đột quỵ do huyết áp tăng đột ngột. Cơn đột quỵ không cướp đi mạng sống, nhưng sức khỏe của ông mất hoàn toàn, công danh, sự nghiệp cũng tan thành mây khói.
Đơn vị giới thiệu đến nhiều nơi, gia đình đã đưa ông đến tất cả các bệnh viện tốt nhất để điều trị, bác sĩ Nguyễn Tài Thu trực tiếp châm cứu nhiều ngày, nhưng bệnh tình tiến triển rất chậm. Ngày nào cũng vậy, sáng sớm, chiều tối, bất kể lúc nào rỗi rãi, vợ ông lại dìu ông tập đi dọc vỉa hè. Những bước đi khó nhọc, đau đớn, nhưng ông không nhụt chí.

Một tối, ông chống nạng tập đi như thường lệ. Bà Lịch đi ra cổng, gặp anh hàng xóm vừa tập đi vừa nhăn nhó liền hỏi: “Con bị sao mà ra nông nỗi này? Con vào đây ta xem cho”, ông Kha chẳng có chút tín tưởng gì vào việc chữa bệnh kiểu nắn bóp, nhưng nể bà Lịch là hàng xóm, nên ông vào nhà để bà bấm huyệt. Bà Lịch bắt mạch, nghe ngóng, rồi đọc ra đủ thứ bệnh trong người ông Kha, những thứ bệnh mà phải chiếu chụp, siêu âm, xét nghiệm mới biết được. Ông Kha cũng cảm thấy khá ngạc nhiên.

Bà Lịch một tay giữ huyệt, một tay bấm nhoay nhoáy, lúc nhanh, lúc chậm như thể chơi đàn. Hết bấm tay, lại bấm chân, vai, gáy. Bà bấm đến đâu, ông có cảm giác như máu tràn đến đó, gân cốt căng lên. Ông Kha không tin nổi một cụ bà ngoài 80 mà đôi tay vẫn cứng như thép, làm việc không biết mệt mỏi.
Bấm xong, bà Lịch bảo ông Kha thử đứng dậy đi. Điều kỳ lạ đã xảy ra, ông đã tự đi tập tễnh mà không cần đến hai chiếc nạng gỗ. Vợ ông nhìn chồng đi lại được sau mấy năm đu trên nạng mà nước mắt lưng tròng, xúc động không nói nên lời. Ngay lúc đó, ông Kha đã tin rằng mình sẽ được tái sinh lần nữa.

Trung Vân / Công Lý Trái Tim 
--------------------

Lược sử Thập Thủ Đạo

Bà Huỳnh Thị Lịch tên thật là Trần Thị Kim Thanh (1927-2007), quê bà ở vùng Ý Yên,Nam Định. Theo bà, phương pháp này do cha nuôi, người Pakistan truyền dạy (phương pháp này đã được người Ai Cập cổ đại phổ biến trong các hình vẽ). Sau đó, với nhiều năm thực nghiệm đã giúp bà sáng tạo ra phương pháp bấm huyệt ngày càng độc đáo. Bằng phương pháp Thập chỉ đạo, bà đã điều trị cho hàng vạn bệnh nhân và đào tạo hàng nghìn học trò theo phương pháp này. Bà đã chữa dứt điểm hoặc tạo tiến triển tốt đối với nhiều loại bệnh, đặc biệt là 5 loại bệnh: câm, mù, bướu, liệt, suyễn… Lương y Huỳnh Thị Lịch được ca ngợi là "thần y" bấm huyệt chữa được rất nhiều bệnh cho mọi người. 

Xem thêm: 
Lớp học Thập thủ đạo -Thập chỉ đạo
Tài liệu Thập chỉ đạo