In bài này

Mù do tăng nhãn áp

           Có nhiều nguyên nhân gây mù mắt. Có nguyên nhân nhận ra được ngay như chấn thương mắt, do viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc (trong đó có viêm đáy mắt, viêm hoàng điểm….vv..). Có những nguyên nhân khó nhận biết như thoái hóa thần kinh thị giác (như TH gai thị, TH võng mạc), do tăng nhãn áp….vv.

         Khi nhận ra mắt mình ngày một mờ dần cho đến lúc không chịu đựng được, bệnh nhân mới chịu đi khám mắt.Đối với thoái hóa thì bác sĩ nhãn khoa sẽ nhận ra ngay, nhưng với tăng nhãn áp thì đôi khi chính các BS cũng không ngờ tới. Vì khi soi mắt, hiện tượng thoái hóa võng mạc thể hiện rất rõ, thế là BS kết luận: thoái hóa TK thị giác. Vì không ngờ rằng sự thoái hóa này có nguyên nhân từ tăng nhãn áp mạn tính. Không phải BS nhãn khoa không biết nguyên nhân này nhưng với áp lực BN như hiện nay, các BS dễ rơi vào tình trạng vội vã và do đó bỏ sót. Thế là thuốc cứ uống mà mắt thì không sáng hơn hoặc tiến bộ chút ít rồi dừng lại. BN lại vội vã đi BS khác, thế là tình hình lại tái diễn: BS vội vã kết luận, BN vội vã đổi BS……….hic. Nếu như BN không vội vã đổi BS thì tôi tin rằng BS sẽ nghĩ đến nguyên nhân nhãn áp khi thấy toa thuốc của mình đạt hiệu quả kém.

            Năm 1997, tôi nhận một ca bệnh do học trò chuyển đến. Đáng thương là cô bé 17 tuổi xinh xắn và ngoan hiền đó mù hẵn một mắt, không còn cứu vãn được: một màn đen thui khi nhìn bằng con mắt bệnh, đã vài năm. Trước đó rất lâu, cháu thường có những cơn đau đầu, ra tiệm thuốc Tây gần nhà mua thuốc uống, hết đau đầu. Thế là cứ như vậy cho đến khi mắt cháu mờ dần. Ham học, chăm ngoan nhưng thiếu hiểu biết cháu cứ tự mua thuốc uống như vậy cho đến khi nhận ra một mắt của mình tối hẵn mới chịu nói cha mẹ dẫn đi khám mắt thì thần kinh thị giác của mắt bệnh đã chết hẵn. Cũng may là cháu còn một mắt chỉ bị nhẹ nên tôi cứu được con mắt này.

            Tăng nhãn áp là một bệnh khá đặc biệt, nhất là khi bệnh mạn tính. Đặc biệt vì: thuốc Tây điều trị chậm và hiệu quả không cao, vì đôi khi BN không có cảm nhận dấu hiệu triệu chứng gì cả, vì nó núp đằng sau triệu chứng thoái hóa thần kinh thị giác nên đôi khi BS không nhận ra ngay lần khám đầu tiên nếu không đo nhãn áp, mà đo nhãn áp thì không đơn giản như dùng đèn soi đáy mắt.

            Triệu chứng tăng nhãn áp là đau đầu, nhức-tức ổ mắt, mờ mắt, buồn nôn (ói) cho tới nôn. Nhưng nếu bệnh chuyển qua thể mạn tính thì không còn  triệu chứng gì cả mà chỉ thấy mắt mờ dần nhìn cảnh vật không còn rõ ràng như xưa, thử các loại kính đều không hiệu quả. Hoặc khi nhìn vào bóng đèn tròn thấy bóng đèn tỏa hào quang nhiều và to rộng hơn mọi người khác, hiện tượng này không chắc chắn lắm vì nhiều bệnh mắt khác có cùng hiện tượng này. Cho nên khi thấy mắt mờ dần, đo và đeo kính không kết quả (ở các tiệm mắt kính) thì phải đi BS nhãn khoa ngay và tự động yêu cầu BS đo nhãn áp để loại trừ căn bệnh âm thầm nhưng dễ gây mù mắt này: tăng nhãn áp mạn tính.

            Nếu bạn muốn uống thuốc, cứ uống nhưng đừng quên dùng Diện Chẩn để chữa bệnh này. Vì thuốc và Diện Chẩn không chống nhau trong bệnh này………….Mà không uống thì hay hơn vì không tốn tiền và…..không nặng bụng………..hihi.

Chữa như thế nào ư? Mời bạn xem trong tài liệu giảng dạy của tôi. Mục “bệnh về mắt”, bài “bệnh tăng nhãn áp”.

Bạc Liêu, 12-01-2012.
 Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com