In bài này

Tại sao gọi là Điều Khiển Liệu pháp ?

  Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.

 Việc điều khiển gây ra những tác động cũng giống như ta điều khiển cái remote của các loại máy móc ( TV, Máy Lạnh, Quạt máy...) để khởi động hay tắt các hoạt động. Khi ta tác động lên các huyệt đạo cũng chính là việc khởi động cho quá trình điểu chỉnh trên các bộ phận của cơ thể , tạo ra những biến chuyển cho toàn bộ hệ thống sức khỏe của người bệnh.
"Trích cuốn Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com
In bài này

8 thuyết căn bản của Diện Chẩn Điều khiển Liệu pháp

  Điều Khiển Liệu Pháp là phương pháp PHÒNG và TRỊ BỊNH bằng cách tác động với nhiều hình thức khác nhau (châm, chích, lể, hơ nóng, chườm nóng, chườm lạnh, xoa, day, dán cao, bấm, ấn, vuốt, bôi dầu, xung điện, v.v…) vào những Vùng và Phạm Vi Bộ Mặt. Vì bộ mặt nằm trong phạm vi đầu não, và vì những huyệt trên mặt có tính cách điều khiển các bộ phận trong cơ thể (giúp cơ thể điều chỉnh từ cơ quan đầu não), nên phương pháp này gọi là Điều Khiển Liệu Pháp.

  Nếu xét trên lý thuyết Điều khiển và Thông Tin Sinh Vật học, thì mỗi huyệt trên Mặt là một trạm thu, phát, thông tin của cơ thể; đồng thời cũng là nơi để tự Điều Chỉnh, Xử Lý thông tin.  Có thể nói mỗi huyệt vừa là một bộ phận Nhận - Phát thông tin, vừa là một bộ phận Điều Chỉnh thông tin. 

C THUYẾT TRONG ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP 

1.Thuyết Đồng bộ thống điểm :

Khi trong cơ thể có sự bất ổn thì ngoài những triệu chứng hay cảm giác đau tại chỗ còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng ( Đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt. Cảm giác đau ( thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát …) tại các điểm đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh chứng ( Bệnh nặng thì đau nhiều) . Vì thế khi bệnh giảm bớt thì cảm giác đau cũng sẽ bớt.  Nhưng nên nhớ, điều này chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý. 

2.Thuyết Bất thống điểm :

Theo Thuyết Bất thống điểm thì lại có tình trạng, khi một cơ quan hay bộ phận nào đau, thì tại vùng tương ứng với nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) Những điểm không đau sẽ nằm trong vùng đau tương ứng ( phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. Đôi khi tác động vào những điểm không đau lại có hiệu quả hơn là tác động vào những điểm đau .

3.Thuyết Thái Cực :

Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý : Thái cực sinh Lưỡng nghi ( Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng ( Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm) Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Từ phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng ( Tung ) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm – Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính ( phi Âm phi Dương) – Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương – Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương : Dương tụ - Dương hàm Âm : Dương tán – Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng.

4.Thuyết Phản phục :

Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.
Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật Diện Chẩn ( với dụng cụ hay không ) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.
Thuyết Đối xứng : Một số huyệt trên mặt có tính đối xứng : Đối xứng theo chiếu dọc (Tuyến 0 ) và đối xứng theo chiều ngang ( tuyến V và tuyến IV )
Các huyệt đối xứng có tính tương tự nhau hay đối kháng nhau, do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau.

5.Thuyết Đối xứng :

Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt :
-          Trục dọc giữa mặt ( Tuyến tung 0 )
-          Trục ngang qua hai con mắt ( Tuyến Hoành số V)
-          Trục ngang qua hai lông mày ( Tuyến Hoành số  IV)
Có hai tâm đối xứng quan trọng : Huyệt số 26 ( Chính giữa hai lông mày ) và huyệt số 19 ( Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung ). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 ( phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 ( giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.

6.Thuyết Bình thông nhau :

Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó ( nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh ) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài.

7.Thuyết Nước chảy chỗ trũng :

Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền ( khí ) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.
Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.

8.Thuyết Sinh khắc :

 Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.
Ví dụ : Huyệt 26 khắc với huyệt số 6  ( Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau)
Huyệt 34 sinh huyệt 124  (2 huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau ).
 Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ : Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế ( Phổi – sắc trắng ) tự nhiên hiện ra sắc hồng ( thuộc Hỏa ) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm ( sắc đỏ ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủykhắc Hoả.
Các thuyết trên đã tạo nên một hệ thống lý luận có cơ sở vững chắc cho phương pháp Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp, để từ đó hình thành hàng loạt các kỹ thuật thực hành dưới nhiều hình thức khác nhau : bằng tay không, bằng các công cụ bình thường và nhất là các dụng cụ đặc chế của phương pháp, do chính tác giả sáng tạo ra, đã đăng ký bản quyền sáng chế để phục vụ cho sức khỏe của con người, giúp giải quyết những vấn nạn về phương diện y tế, tạo ra một hệ thống can thiệp và tác động vào sức khỏe cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc «  phòng bệnh hơn chữa bệnh » và hình thành một biện pháp trị liệu đơn giản, rẻ tiền và có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi.
GS.TS Bùi Quốc Châu
© 01/2014 - www.dienchanviet.com  
In bài này

8 thuyết căn bản của Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Diện Chẩn là một phương pháp được xây dựng trên nền tảng Văn hoá Việt và các Nguyên lý Âm Dương – Ngũ hành, Người sáng lập ra phương pháp này là GS TSKH Bùi Quốc Châu đã đưa ra những lý thuyết cơ bản để dựa vào đó, tạo ra rất nhiều các kỹ thuật phòng và chữa bệnh khác nhau, tuy có những kỹ thuật mới xem qua tưởng chừng như chuyện giả tưởng, nhưng thực ra đều có những cơ sở khoa học vững chắc.

A/ Các thuyết của Diện Chẩn 

1.Thuyết Phản chiếu : 

Nguyên lý phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể)  Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu  của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân...) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương ( gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người. Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. 
 
Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau : Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.

2.Thuyết Biểu hiện

Theo thuyết Biểu hiện thì những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết.
Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý . Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị.
Ví dụ : Thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.

3. Thuyết Phản hiện :

Ngược lại với thuyết Biểu hiện, là thuyết Phản hiện. Đây là một tình trạng khá đặc biệt do khả năng biểu hiện của cơ thể bị rối loạn, nên đưa đến biểu hiện quá nhiều dấu hiệu ( Kể cả những dấu hiệu không có giá trị chẩn đoán ) hay biểu hiện quá ít dấu hiệu đưa đến tình trạng nếu không biết hay thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó chẩn đoán được bệnh.

4.Thuyết Cục bộ

Khi một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay bệnh đang tiến triển thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng ( gọi là các dấu hiệu cục bộ) Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là trên vùng mặt.
Ví dụ : Da vùng gan có tàn nhang đen hay đỏ hoặc tia máu, báo hiệu lá gan có bệnh . Trong phạm vi Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp thì mỗi một huyệt trên vùng mặt ngoài tác dụng cho các cơ quan ( ngoại vi hay nội tạng) ở xa trên cơ thể, các huyệt này còn có giá trị cục bộ ( tại chỗ ) và lân cận.
Ví dụ : Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn có tác dụng làm sáng mắt ( vì ở cạnh mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau vùng Thái dương ( vì huyệt này nằm trên vùng thái dương).

5. Thuyết Đồng bộ :

Theo thuyết đồng bộ thì có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các dấu hiệu báo bệnh trên mặt và trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là có những dấu hiệu chỉ xuất hiện một trong hai nơi ( hoặc trên mặt hoặc trên cơ thể ) hay xuất hiện không đồng thời và không cùng lúc với bệnh, có khi xuất hiện khá xa thời kỳ bệnh tật xảy ra.

6.Thuyết Biến dạng :

Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là bất biến mà trái lại, có thể thay đổi tính chất, màu sắc và hình thái tuỳ theo thời gian, mức độ, tình trạng hay diễn biến bệnh của từng người.
Ví dụ : Khi đang có bệnh thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hay bóng hơn. Bệnh giảm thì nhạt dần. Nhưng vẫn có ngoại lệ như mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào. Khi hết bệnh hay đã cắt bỏ noãn sào nhưng mụt ruồi vẫn không mất đi.

7.Thuyết Đồng ứng 

Cho rằng, những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Cụ thể là  những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có những tương quan, có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau.
 dụ : Sống mũi tương tự sống lưng  nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái... 
 
Sống mũi đồng ứng với cột sống 
Sống mũi đồng ứng với cột sống
 
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim 
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim
 
Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối... cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, bàn tay đặt úp đồng ứng với lá mía, hai bàn tay úp lại đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới...
Tác giả tìm ra thuyết này từ câu : «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm  « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thuỷ với Châu sa, thần sa có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người) ... Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.
Hệ luận 1 : Thuyết Đồng hình tương tụ :
Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ : Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.
Hệ luận 2 : Thuyết Đồng Tính Tương liên :
Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải ( Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.

8. Thuyết Giao thoa :

Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ : Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau ( vì gờ mày liên hệ với cánh tay) . Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.
Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.
Ví dụ : Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá năng.
"Trích cuốn Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com
In bài này

Hãy “Thử” nghiên cứu, thực tập, rồi hãy phê phán, rồi hãy “Tin”

Nghiên cứu về bộ mặt không phải là một vấn đề mới đối với các nước có tru yền thống y học lâu đời, vì mặt là bộ phận quan trọng đối với con người. Mọi tình cảm, tâm lý, sinh lý, bịnh lý đều hiện ra ở bộ mặt. Mặt còn dính liền với đầu là cơ quan điều khiển toàn thân, nó cũng là nơi có nhiều dây thần kinh, mạch máu, kinh lạc chạy qua.  Do đó, mặt là nơi rất nhậy cảm so với các phần khác trong cơ thể. 

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Theo Đông Y, mặt còn là nơi chứa nhiều khí Dương và là nơi hội tụ hay xuất phát của các khí Dương. Trong hệ thốn g Châm Cứu cũ vẫn còn một số huyệt trên mặt và cũng đã được dùng để chữa một số bịnh chứng. 

In bài này

Bí quyết của sức khỏe

      Nhiều người tưởng rằng bí quyết của sức khỏe là cái gì bí mật , cao xa và phức tạp lắm. Thật ra không phải như thế. Nó rất gần gũi chúng ta, nhưng vì con người nói chung ít chú ý đến những gì ở bên mình mà hay để ý, quan tâm đến những gì ở xa mình.

đặc tính dân tộc trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Từ lúc còn thanh niên tôi đã để ý đến các cụ già sống lâu ở làng tôi để tìm hiểu xem các cụ đó bí quyết gì mà được trường thọ  (đa số sống trên 80 tuổi, có người lại thọ gần 100 tuổi). Sau này lại có điều kiện chữa bệnh cho nhiều người thì lại càng thấy rõ các yếu tố gây ra bệnh tật cũng như các nguyên nhân đem lại sức khoẻ cho con người.Thì ra nó rất đơn giản và gần gũi với chúng ta nhưng ít ai chú ý và áp dụng triệt để. Đó là: Sự điều độ- Sạch sẽ- Vui vẻ- Vận động- Tự tin- Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Thanh tâm- Quả dục- Tiết thực- Gần gũi Thiên nhiên…
Viết đến đây tôi chợt nhớ lại hình như trong sách Quốc văn giáo khoa thư cũng có nói ba thầy thuốc giỏi là: Thầy Điều độ- Thầy Sạch sẽ- Thầy Vui vẻ. Thật ra cũng ít ai biết rằng Điều độ (có chừng mực) là một trong bí quyết của sức khoẻ và sống lâu. Hầu hết những người sống lâu đều là những người có tính điều độ tức là không làm gì quá độ. Cụ Giản Chi (Giáo sư Triết học, tác giả của nhiều bộ sách có giá trị về triết học Đông phương) năm nay 93 tuổi, là một người sống rất điều độ. Mọi sinh hoạt của cụ như ăn, ngủ, làm việc đều có chừng mực. Nếu ta để ý thì thấy người nào làm việc, vận động, ăn uống, ngủ nghỉ không chừng mực thì rất hay bệnh hoạn và ít khi sống lâu. Cho nên những người tập thể dục đều đặn thường sống lâu hơn các vận động viên thể thao. Vì những người sau thường hay có những cố gắng quá độ mà những cố gắng quá sức thường đưa đến những hậu quả tai hại về sau mà ít ai biết. Trong vấn đề ẩm thực, tiết thực và ăn uống đạm bạc cũng là một khía cạnh của Điều độ. Nhiều người nghĩ rằng  muốn sống lâu phải ăn nhiều đồ  bổ, uống nhiều thuốc bổ. Thật ra ăn nhiều đồ bổ, nhất là lúc tuổi già, thì lại càng dễ mắc bệnh, mau chết (trừ tuổi thiếu niên và thanh niên cần ăn đồ bổ để mau lớn và khoẻ mạnh, nhưng cũng ăn vừa phải thôi, không nên thái quá). Vì đa số đồ bổ là  đồ khó tiêu, hay làm tăng huyết áp, làm mệt tim, mệt gan, ruột, dạ dày...Trái lại Tiết thực giảm ăn  và ăn uống đạm bạc rất ít bệnh. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu các cụ sống lâu sẽ thấy rõ điều này.
 Về đức tính Sạch sẽ , Vui vẻ thì có lẽ khỏi cần phải nói nhiều, Vì ai cũng biết rõ điều này. Dân gian có nó: Cười là liều thuốc bổ (ở bên Tây hiện nay đã có  người hình thành “liệu pháp cười” để chữa một số bệnh) và Sạch sẽ là phương thức phòng bệnh đơn giản nhất.
Còn vận động thì quá rõ. Tôi không nhớ rõ sách nào kể lại  rằng: Có người hỏi Ông Hoa Đà  bí quyết của sức khoẻ là gì ? Ông trả lời: “Nước chảy hoài thì không hôi thối, ổ khoá sử dụng hoài thì không rỉ sét” Sự thật quả là đơn giản nhưng rất tiếc ít ai làm theo. Gia đình Cốc Đại Phong ở Trung Quốc nổi danh sóng lâu cũng nhờ siêng năng tích cực xoa bóp cơ thể hàng ngày. Xoa bóp là  một hình thức vận động. Nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tinhsnhuw Huyết áp, tim mạch, dạ dày, đau lưng..Sau khi đã đi chữa bệnh nhiều nơi không khỏi, rút cục đã khỏi bệnh chỉ nhờ thường xuyên đi bơi lội hoặc đánh bóng bàn , quần vợt, cầu lông hay đi bộ. Tất nhiên là mỗi môn thể dục, thể thao có  ích lợi đặc biệt cho một số bệnh nào đó như: Đi bộ có khả năng điều trị  tốt một số bệnh tim, bơi lội trị được bệnh chóng mặt, huyết áp, nhức đầu...Chính vì biết ích lợi lớn lao của sự vận động cơ thể cho nên thời nào  và ở đâu các thầy thuốc giỏi vẫn  khuyên bệnh nhân  nên siêng năng tập thể dục.
Các yếu tố vừa trình bày có lẽ được nhiều người chấp nhận một cách dễ  dàng. Nhưng các yếu tố còn lại  thuộc về tinh thần như: Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Tự tin- Thành tâm-  (giữ  lòng cho trong sạch, thanh thản), Quả dục (hạn chế lòng dục) Sống gần gũi với Thiên nhiên thì có liên quan gì đến sức khoẻ và trường thọ mà đề cập? Thật ra nó có liên quan nhiều lắm chứ. Không độ lượng thì tự mình làm khổ mình vì tính hẹp hòi (đồng thời cũng làm khổ người khác) không ôn hoà thì tổn khí, kém nhân hậu  và ích kỷ thì ít được người giúp đỡ mình khi bệnh hoạn hoặc bị tai ương, không tự tin (tinh thần yếu đuối) thì hay bị bệnh, tâm trí không trong sạch, thanh thản thì dễ suy nhược thần kinh, nhức đầu, rối óc, dục vọng nhiều thì tổn thọ (người xưa có nói tham thực cực thân). Câu này xét theo nghĩa đen , nghĩa bóng đều đúng cả. Còn những người sống xa Thiên nhiên , suốt ngày ở trong nhà cũng khó mà khoẻ được.
 Các điều vừa trình bày xem ra thật dễ nhưng cũng thật khó phải không các bạn? Vì từ chỗ nhận thức ra vấn đề đến chỗ thi hành thường có một khoảng cách khá xa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không thể làm được. Nếu mình biết coi trọng sức khoẻ của mình  và có quyết tâm muốn được khoẻ mạnh, sống lâu. Nếu các bạn đồng ý với tôi những điều trên đây thì rất mong các bạn tập được những đức tánh vừa nêu để có một sức khoẻ tuyệt vời  và sống lâu./.
Tác giả: Gs.Tskh Bùi Quốc Châu
“Trích từ: Tập san Diện chẩn – Số 6 – 2008)
Nguồn: dienchanhanoi.blogspot.com